ĐKT Đơn Vị Trước Chuyển Đổi Từ Đơn Vị Trực Thuộc Thành Độc Lập

Thủ tục về thuế là vấn đề gây ra rất nhiều khó khăn cho các tổ chức kinh tế. Một trong đó chính là ĐKT đơn vị trước chuyển đổi từ đơn vị trực thuộc thành độc lập. Để hiểu rõ hơn, mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây.

ĐKT Đơn Vị Trước Chuyển Đổi Từ Đơn Vị Trực Thuộc Thành Độc Lập
ĐKT Đơn Vị Trước Chuyển Đổi Từ Đơn Vị Trực Thuộc Thành Độc Lập

1. Đơn vị trực thuộc là gì?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và điểm h, Khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp bao gồm:

  • Chi nhánh: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Chi nhánh được thực hiện chức năng kinh doanh với nhành nghề phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh có mã số thuế, con dấu riêng.
  • Văn phòng đại diện: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Văn phòng đại diện có mã số thuế, con dấu riêng.
  • Địa điểm kinh doanh: là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được phép kinh doanh trong phạm vi một nhóm ngành cụ thể đã đăng ký từ ngành nghề của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có con dấu và phải đặt cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

2. Đơn vị độc lập là gì?

Căn cứ quy định tại điểm g, Khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC, đơn vị độc lập chính các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật.

3. Mã số thuế của đơn vị trực thuộc và độc lập

Mã số thuế của đơn vị trực thuộc là mã số thuế 13 số.

Mã số thuế 13 số được cấp cho các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; các đơn vị phụ thuộc của các tổ chức kinh tế, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và có phát sinh nghĩa vụ thuế.

Mã số thuế của đơn vị độc lập là mã số thuế 10 số. Mã số thuế 10 số được cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật.

4. ĐKT đơn vị trước chuyển đổi từ đơn vị trực thuộc thành độc lập

Việc đăng ký chuyển đổi tổ chức từ đơn vị trực thuộc thành đơn vị độc lập sẽ làm chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Điều 29 Luật quản lý thuế.

Cụ thể tại điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định:

“1. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế:

b) Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh:

- Tổ chức lại đối với tổ chức kinh tế (chia, sáp nhập, hợp nhất), chuyển đổi tổ chức từ đơn vị trực thuộc thành đơn vị độc lập hoặc đơn vị độc lập thành đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản này thành đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản khác.”

Trong trường hợp này, chủ đơn vị trên cần thực hiện thủ tục đăng ký thuế tại cơ quan quản lý thuế. Theo nguyên tắc, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế, nếu hoạt động trở lại phải thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế mới, mã số thuế đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại. Thủ tục đăng ký thuế đơn vị trước chuyển đổi từ đơn vị trực thuộc thành độc lập được thực hiện như sau:

  • Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;
  • Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại Điều 41, Điều 42 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính

Hồ sơ chấm dứt mã số thuế của đơn vị trực thuộc

Đối với đơn vị trực thuộc, hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền;
  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.

Xử lý hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế và trả kết quả

Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế phải thực hiện Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho người nộp thuế. Đồng thời chuyển trạng thái của người nộp thuế và các đơn vị trực thuộc của người nộp thuế về trạng thái "NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế" trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc sang đơn vị chủ quản theo quy định, cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho người nộp thuế (trừ người nộp thuế là doanh nghiệp).

Trên đây là toàn bộ thông tin về ĐKT đơn vị trước chuyển đổi từ đơn vị trực thuộc thành độc lập do ACC cung cấp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1091 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo