ĐKT Đơn Vị Sau Chuyển Đổi Từ Đơn Vị Độc Lập Sang Phụ Thuộc Tổ Chức Khác

Khi một đơn vị độc lập chuyển đổi sang phụ thuộc tổ chức khác thì phải thực hiện thủ tục gì về thuế? Thời gian và cách thức thực hiện thủ tục như thế nào? ACC xin giới thiệu ĐKT đơn vị sau chuyển đổi từ đơn vị độc lập sang phụ thuộc tổ chức khác.

ĐKT Đơn Vị Sau Chuyển Đổi Từ Đơn Vị Độc Lập Sang Phụ Thuộc Tổ Chức Khác
ĐKT Đơn Vị Sau Chuyển Đổi Từ Đơn Vị Độc Lập Sang Phụ Thuộc Tổ Chức Khác

1. Đơn vị độc lập là gì?

Căn cứ quy định tại điểm g, Khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC, đơn vị độc lập chính các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật.

2. Đơn vị phụ thuộc các tổ chức khác là gì?

Đơn vị phụ thuộc các tổ chức khác bao gồm các hình thức

1. Chi nhánh: 

Là đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp, Chi nhánh có thể hoạch toán phụ thuộc hoặc độc lập tùy theo mô hình hoạt động. Chi nhánh được cấp giấy phép đăng ký hoạt động riêng và có mã số thuế 13 số “0300000000-00n”.

2. Văn phòng đại diện: 

Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp (Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh. Chức năng chính của Văn phòng đại diện là Giao dịch và tiếp thị”). Văn phòng đại diện được cấp giấy phép đăng ký hoạt động riêng và có mã số thuế 13 số “0300000000-00n”.

3. Địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động để tiến hành kinh doanh.

3. Đăng ký thuế đơn vị sau chuyển đổi từ đơn vị độc lập sang phụ thuộc tổ chức khác

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Thông tư 95/2016/NĐ-CP:

“2. Chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị trực thuộc của một đơn vị chủ quản khác

Một đơn vị độc lập chuyển thành đơn vị trực thuộc của một đơn vị chủ quản khác thì được cấp mã số thuế 13 số theo mã số thuế của đơn vị chủ quản mới. Đơn vị được chuyển đổi phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế trước khi chuyển đổi theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này. Đơn vị trực thuộc mới thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này.”

Theo đó, đơn vị sau chuyển đổi từ đơn vị độc lập sang phụ thuộc tổ chức khác thì phải làm thủ tục đăng ký cấp mã số thuế 13 số theo mã số thuế của đơn vị chủ quản mới.

Thủ tục tục đăng ký cấp mã số thuế 13 số theo mã số thuế của đơn vị chủ quản mới cụ thể như sau:

  • Thời hạn đăng ký thuế

Điều 6 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định thời hạn đăng ký thuế là trong 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp cho đơn vị phụ thuộc.

  • Hồ sơ đăng ký thuế

Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

    • Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC;
    • Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam).
  • Địa Điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế

Địa Điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế là Cục Thuế nơi đặt trụ sở.

  • Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế

a) Đối với hồ sơ đăng ký thuế bằng giấy:

Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ thời Điểm nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh Mục hồ sơ đăng ký thuế đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đăng ký thuế, thời hạn trả kết quả không được quá số ngày quy định của Thông tư này.

Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế.

Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế ngay trong ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thuế); trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với hồ sơ gửi qua đường bưu chính).

b) Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử:

Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/07/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

  • Thời gian giải quyết hồ sơ

Chậm nhất không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ theo quy định của người nộp thuế.

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sau thời gian trên, đơn vị sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế và mã số thuế 13 số theo quy định của pháp luật.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (507 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo