Thủ tục và điều kiện mở cơ sở sửa chữa tàu composite 2024

Các cơ sở sửa chữa phục hồi các loại phương tiện thủy nội địa cần phải đáp ứng yêu cầu về cán bộ kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện kinh doanh hoạt động này vẫn chưa nắm được cụ thể điều kiện cũng như thủ tục để thực hiện hoạt động này. Sau đây ACC sẽ tư vấn cho các bạn “Thủ tục và điều kiện mở cơ sở sửa chữa tàu composite 2023” theo quy định của pháp luật

Thủ tục và điều kiện mở cơ sở sửa chữa tàu composite
Thủ tục và điều kiện mở cơ sở sửa chữa tàu composite

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật hàng hải 2015

Nghị định 147/2018/NĐ-CP

Nghị định 111/2016/NĐ-CP

2. Đặc điểm và vai trò của cơ sở sửa chữa tàu composite

Những nhiệm vụ cơ bản của công tác sửa chữa tàu biển là:

  • Bảo đảm sự hoạt động bình thường của tàu trong suốt thời gian khai thác, ngăn ngừa hư hại thiết bị và vỏ tàu.
  • Bảo đảm thời gian sửa chữa nhanh chóng.
  • Trang bị lại và cải tiến tính năng khai thác của tàu, kéo dài tuổi thọ của chúng.

Các hình thức sửa chữa tàu composite:

  • Bảo dưỡng: Là hình thức sửa chữa thấp nhất, được tiến hành một phần trong lúc vận hành, một phần ở cảng. Công việc chủ yếu là lau chùi, kiểm tra các thiết bị máy móc và sơn phần vỏ tàu trên mặt nước.
  • Tiểu tu (sửa chữa nhỏ): Công tác này được tiến hành theo định kỳ hàng năm. Nhiệm vụ chủ yếu là sửa chữa những hư hỏng được phát hiện trong lúc bảo dưỡng mà do thiếu thiết bị nên chưa sửa chữa được, cạo gỉ và quét sơn phần dưới nước của thân tàu.
  • Trung tu (sửa chữa vừa): là hình thức sửa chữa vừa, được tiến hành từ 2 – 3 lần giữa 2 kỳ đại tu. Các công việc bao gồm phần việc của công tác tiểu tu năm đó và còn tiến hành sửa chữa hoặc thay thế một số cá biệt các thiết bị không còn khả năng làm việc bình thường, đồng thời tiến hành sửa chữa, thay thế một số cấu kiện vỏ tàu. Mục đích là duy trì sự khai thác bình thường của con tàu trong khoảng thời gian giữa hai kì trung tu, đại tu.
  • Đại tu (sửa chữa lớn): Nhiệm vụ của công tác này là sửa chữa thân tàu, thiết bị và máy móc một cách triệt để, nhằm khôi phục lại trạng thái kỹ thuật ban đầu. Thời gian giữa 2 kì đại tu thường là 9 – 12 năm.

3. Điều kiện để mở cơ sở sửa chữa tàu composite

Điều kiện về cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ sửa chữa tàu

  • Cơ sở sửa chữa tàu biển phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt đáp ứng yêu cầu sửa chữa tàu, mỗi bộ phận phải có tối thiểu 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 01 người có trình độ trung cấp chuyên ngành hoặc cao đẳng nghề điện tàu thủy.
  • Cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng phải có tối thiểu 12 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, hoán cải hoặc sửa chữa tàu biển.
  • Cơ sở sửa chữa tàu với thân tàu bằng vật liệu kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 03 thợ hàn kim loại, 01 thợ cơ khí, 01 thợ điện và 02 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. Thợ hàn kim loại phải có chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển hoặc tương đương.
  • Cơ sở sửa chữa tàu với thân tàu bằng vật liệu phi kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 02 thợ chế tạo vỏ tàu thủy, 01 thợ cơ khí, 01 thợ điện và 01 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển.

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị

Đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển.

Điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường

  • Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
  • Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL) và các điều kiện khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Hệ thống quản lý chất lượng

Cơ sở sửa chữa tàu biển phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quy trình công việc sửa chữa tàu biển theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

4. Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 111/2016/NĐ-CP
  • Mô tả cơ sở vật chất cần thiết liên quan đến sản xuất (sơ đồ cơ sở, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho, các trang thiết bị sản xuất, các thiết bị đo và kiểm tra);
  • Sổ tay chất lượng cùng với các tài liệu liên quan và các quy trình được lập thành hồ sơ, bao gồm cả các hồ sơ về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
  • Danh sách cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng kèm bản sao chụp các chứng chỉ, bằng cấp có liên quan.

5. Thủ tục mở cơ sở sửa chữa tàu composite

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận, công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển; trả các chi phí liên quan đến việc đánh giá, thẩm định theo quy định của pháp luật;
  • Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và thống nhất thời gian đánh giá thực tế tại cơ sở trong thời hạn không quá 05 ngày;
  • Bước 3: Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở. Nếu kết quả đánh giá đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và công bố danh sách các cơ sở đủ Điều kiện trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.

Nếu kết quả đánh giá không đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có văn bản gửi cơ sở nêu rõ lý do không đạt trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.

6. Thời hạn của thông báo

Thời hạn hiệu lực của Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển là 05 năm tính từ ngày cấp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (394 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo