Định cư Nga là một quyết định quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Việc di chuyển đến một quốc gia mới với văn hóa, ngôn ngữ và phong tục tập quán khác biệt có thể mang đến nhiều cơ hội mới, nhưng cũng đi kèm với nhiều thử thách. Để hiểu rõ hơn về Những điều cần biết khi định cư Nga hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết sau:

Những điều cần biết khi định cư Nga
I. Định cư Nga là gì?
Định cư Nga là quá trình di chuyển đến Nga và sinh sống vĩnh viễn tại đây. Quá trình này bao gồm việc xin visa, nhập cảnh, đăng ký thường trú và hòa nhập vào cuộc sống tại Nga. Có hai loại định cư Nga chính:
Định cư theo diện lao động: Loại hình này dành cho những người có tay nghề cao, được mời làm việc tại Nga bởi một công ty được cấp phép.
Định cư theo diện đầu tư: Loại hình này dành cho những người có đủ khả năng tài chính để đầu tư vào Nga.
II. Các loại visa Nga cho người nước ngoài
Tùy vào mục đích đến Nga mà nhiều người sẽ chọn cho mình loại visa phù hợp. Sau đây là các loại thị thực Nga mà bạn cần biết.
1. Visa du lịch
Đây là loại visa dành cho những du khách nước ngoài đến Nga du lịch. Lúc này, đương đơn phải có giấy mời do các công ty đăng ký dịch vụ du lịch cấp. Giấy mời này còn được là Vautrer. Trong giấy mời này có tên công ty, địa chỉ, số điện thoại và tên khách sạn nơi đặt phòng. Visa du lịch có thời hạn dài nhất là 1 tháng.
2. Visa thăm thân
Đây là thị thực có thời hạn 3 tháng. Visa này do người có quốc tịch Nga và người có VID (giấy phép cư trú) hoặc hộ khẩu thường trú sẽ được phép mời người thân sang Nga. Giấy mời sẽ do Cơ quan Di trú Bộ Nội vụ cấp sau khi đã kiểm tra người được mời có bị cấm nhập cảnh hay không. Bên cạnh đó phải được Cơ quan an ninh cho phép mới được cấp giấy mời này.
Thời gian xét duyệt đơn xin visa sẽ kéo dài 21 ngày làm việc. Đối với trẻ em sẽ có thời gian ngắn hơn. Khi xin giấy mời, người mời phải chứng minh được năng lực tài chính và viết giấy cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm về khách mời.
3. Visa thương mại
Visa thương mại cũng do Cơ quan di trú Bộ Nội vụ Nga cấp theo yêu cầu của công ty. Visa này có thời gian hiệu lực từ 1 tháng đến 1 năm. Chủ yếu dành cho nhân viên của đối tác trao đổi, khảo sát thị trường. Những người đi theo diện này sẽ không được phép làm việc tại Nga. Đối với visa thương mại 6 tháng hoặc 1 năm nhập cảnh nhiều lần chỉ được phép lưu trú ở Nga tối đa 90 ngày trong vòng 190 ngày.
4. Visa quyền lao động 1 năm
Loại thị thực này có thời hạn 1 năm, có thể gia hạn nhưng không quá 3 năm. Để xin được quyền lao động, công ty nơi bạn làm việc phải xin hạn ngạch trước 1 năm. Lúc này, người lao động phải có chứng chỉ tiếng Nga và giấy khám sức khỏe do Sở y tế của Nga cấp.
5. Visa quyền lao động 3 năm
Visa này dành cho các chuyên viên và thợ có kỹ năng tay nghề cao. Để xin được giấy mời loại này, công ty không cần có hạn ngạch. Người lao động cũng không cần cung cấp chứng chỉ tiếng Nga. Quyền lao động theo hợp đồng lao động là 3 năm nhưng có 1 yêu cầu nhất định, đó là: mức lương tổng cộng trước thuế của người lao động không được thấp hơn 2 triệu RUB/năm. Điều này có nghĩa là người lao động làm việc chính thức phải đóng thuế không dưới 260.000 RUB/năm (13%). Nếu như chứng minh được thu nhập của người có quyền lao động 3 năm, có thể xin giấy phép cư trú (VID) cho bản thân và gia đình mà không cần qua giấy tạm trú 3 năm RVP. Sau đó có thể xin nhập quốc tịch theo quy chế đơn giản.
III. Đăng ký lưu trú cho người nước ngoài tại Nga
Tất cả người nước ngoài đến Nga trên 7 ngày kể cả đi du lịch đều phải đăng ký lưu trú (người Việt thường gọi là “khẩu”). Có các loại thường trú sau:
1. Đăng ký lưu trú nơi đến
Những người đi du lịch, công tác hay làm việc đều phải đăng ký di trú nơi đến theo địa chỉ công ty cấp hoặc nơi ở thực tế. Giấy đăng ký nơi đến là một tờ rời. Một mặt của tờ giấy có tên tuổi người đăng ký, mặt còn lại ghi địa chỉ đăng ký và tên cơ quan hoặc cá nhân sẽ tiếp đón mình. Mỗi lần đi ra nước ngoài hay từ khách sạn, bệnh viện trở về đều phải đăng ký mặc dù khẩu vẫn hiệu lực, kể cả những người có khẩu 3 năm RVP hay VID chưa có địa chỉ đóng khẩu cố định. Nếu bạn không đăng ký lại và khi bị phát hiện sẽ đóng phạt 2.000 - 5000 RUB và có nguy cơ bị trục xuất ra khỏi nước Nga.
2. Đăng ký lưu trú tại nơi ở
Những người có khẩu 3 năm RVP và những người được cấp VID khi đăng ký lưu trú tại nơi ở sẽ được đóng dấu vào hộ chiếu (người có khẩu 3 năm) và thẻ thường trú (người có VID). Nếu ai không tìm được địa chỉ cố định thì sẽ đóng khẩu vào tờ rơi theo dạng đăng ký khẩu nơi đến. Nhưng sau 3 năm định cư ở Nga mà vẫn không đăng ký địa chỉ thường trú thì khẩu 3 năm và VID của bạn sẽ bị hủy. Lúc này bắt buộc bạn phải quay trở về nước của mình.
IV. Các giấy tờ để sống và làm việc tại Nga
Để có thể sinh sống và làm việc hợp pháp tại Nga, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quan trọng theo yêu cầu. Sau đây là một số giấy tờ khi định cư Nga.
Đăng ký giấy phép tạm trú: Người nước ngoài nhập cảnh vào Nga phải đăng ký tạm trú trong vòng 7 ngày. Trách nhiệm này sẽ thuộc về bên mời. Thông thường, người lao động đăng ký theo địa chỉ của công ty cung cấp. Nếu không đăng ký đúng thời hạn, bạn sẽ bị phạt 2.000 - 7.000 RUB và có thể bị trục xuất khỏi nước Nga.
Bảo hiểm y tế tự nguyện: Những ngày đầu tiên đến Nga, bắt buộc bạn phải mua bảo hiểm y tế. Nếu không có Bảo hiểm y tế, bạn sẽ bị phạt 2.000 - 5.000 RUB.
Mã số thuế: Mã số này sẽ do phòng Thuế cấp một lần đến suốt đời. Kể từ ngày 27/03/2016, người lao động phải có mã số thuế mới xin được quyền lao động. Khi có mã số này, bạn có thể kiểm tra được số tiền đã đóng thuế và số tiền còn nợ.
Mã số bảo hiểm hưu trí: Mã số hưu trí do Qũy hưu phát một lần. Khi xin việc chính thức, người lao động phải có những giấy tờ này thì công ty mới đóng thuế và trả lương cho bạn.
V. Chương trình thị thực vàng Nga
Theo thông tin từ chính phủ Liên Ban Nga, chương trình Thị thực vàng đã được đưa ra sau quá trình tổng hợp và học hỏi từ các chương trình của các quốc gia khác. Bộ Kinh tế Nga đã đệ trình đề nghị cấp giấy phép cư trú cho người nước ngoài để đổi lấy các khoản đầu tư. Vì vậy, để định cư Nga với chương trình Thị thực Vàng bạn phải lưu ý một số yêu cầu sau:
Sở hữu một công ty tại Nga với mức đầu tư tối thiểu là 15 triệu RUB (khoảng 4,6 tỷ VNĐ). Hoặc vận hành công ty nước ngoài tại Nga với mức đầu tư tối thiểu 50 triệu RUB (khoảng 15 tỷ VNĐ). Công ty cần được vận hành ít nhất 3 năm. (Hiện tại chưa rõ công ty này cần vận hành trước hay sau khi cấp thẻ cư trú).
Hoặc có thể đầu tư 15 triệu RUB vào doanh nghiệp ở Nga, không nhất thiết phải sở hữu doanh nghiệp này. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải hoạt động ít nhất 3 năm và trả 6 triệu RUB tiền thuế và tiền thuê ít nhất 25 nhân viên.
Hoặc thành lập một doanh nghiệp ở Nga với vốn ban đầu tối thiểu 10 triệu RUB (khoảng 3 tỷ VNĐ) và thuê ít nhất 10 nhân viên người Nga.
Hoặc thu mua trái phiếu chính phủ Nga hoặc bất động sản có giá trị tối thiểu 30 triệu RUB (khoảng 9,3 tỷ VNĐ) và giữ trong 3 năm khi xin thẻ cư trú.
Phó Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nga - Ngài Mikhail Babich cho biết, chương trình được thiết kế nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh tế Nga. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh việc đầu tư cũng không đảm bảo ứng viên sẽ được cấp quyền cư trú tại quốc gia này.
Bên cạnh đó, con đường lấy thẻ cư trú đến nhập quốc tịch cũng không rõ ràng. Cùng với một số điều kiện như thông thạo tiếng Nga và nghĩa vụ khai báo các tài khoản ngân hàng bên ngoài nước Nga. Chương trình đầu tư - định cư tại Nga dự đoán sẽ khá kén chọn và chỉ dành cho một số đối tượng nhất định
VI. Những câu hỏi thường gặp:
1. Có những loại visa định cư Nga nào?
Có nhiều loại visa định cư Nga, bao gồm:
Visa lao động: Dành cho người có tay nghề cao được mời làm việc tại Nga.
Visa đầu tư: Dành cho người có đủ khả năng tài chính để đầu tư vào Nga.
Visa đoàn tụ gia đình: Dành cho người có vợ/chồng hoặc con cái là công dân Nga.
Visa du học: Dành cho người theo học tại các trường đại học ở Nga và có đủ điều kiện để ở lại sau khi tốt nghiệp.
2. Thủ tục xin visa định cư Nga như thế nào?
Thủ tục xin visa định cư Nga khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Đại sứ quán Nga tại Việt Nam.
3. Chi phí sinh hoạt ở Nga như thế nào?
Chi phí sinh hoạt ở Nga tương đối cao so với các nước châu Âu khác, nhưng vẫn thấp hơn so với các nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc.
Nội dung bài viết:
Bình luận