Trong thủ tục hành chính, sự cần thiết của việc kiểm tra giấy tờ là rất quan trọng. Nếu giấy tờ lại thiếu hoặc sai sót do không kiểm tra từ trước sẽ gây ra nhiều bất lợi đối với các chủ thể liên quan đến văn bản này.. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ chia sẻ tới quý khách một số thông tin về đính chính văn bản đúng theo quy định pháp luật và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục hành chính.
Đính chính văn bản đúng theo quy định pháp luật
1. Khái quát về đính chính văn bản quy phạm pháp luật - xử lý khiếm khuyết hay lạm quyền?
Bên cạnh việc cho ra đời Luật BHVBQPPL nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng pháp luật thì nhà làm luật còn ban hành ra văn bản nhằm kiểm tra và xử lý các VBQPPL có khiếm khuyết
Luật BHVBQPPL năm 2008 quy định “Đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bãi bỏ” là những biện pháp xử lý khiếm khuyết. Để cụ thể hóa quy định này, Điều 27 Nghị định 40/2010/NĐ-CP quy định các hình thức xử lý văn bản trái pháp luật, bao gồm:
1. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản;
2. Hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.
Ngoài ra, trong phần thẩm quyền của các chủ thể cũng có quy định đầy đủ về “đình chỉ, bãi bỏ (và hủy bỏ) (Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 18 Nghị định 40/2010/NĐ-CP). Quy định này đã thể hiện sự nhất quán trong tư duy lập pháp của nhà làm luật.
Thứ nhất, một số vấn đề liên quan
Luật BHVBQPPL năm 2008 và hiện nay Luật BHVBQPPL năm 2015 cũng không có bất kỳ một quy định nào cho phép chúng ta kết luận “đính chính” là một biện pháp xử lý khiếm khuyết văn bản.
Thứ hai, bản chất của “đính chính” là “sửa đổi”
TheoTừ điển tiếng Việt thì “đính” là sửa lại, còn “chính” là đúng. “Đính chính” có nghĩa là “sửa lại cho đúng”. Như vậy, bản chất của “đính chính” là việc sửa đổi một hay một số điều, khoản của văn bản đã tồn tại trước đó “cho đúng”. Theo Điều 30 Nghị định 40/2010/NĐ-CP. Điều 30 quy định về “đính chính” như sau: “Trong quá trình kiểm tra, phát hiện văn bản chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày, còn nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp thì đính chính đối với những sai sót đó”. Như vậy, đối với những sai phạm về “căn cứ pháp lý được viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày nhưng nội dung vẫn bảo đảm”thì sẽ sử dụng biện pháp “đính chính văn bản”, còn sai phạm ảnh hưởng đến nội dung thì sẽ sử dụng biện pháp “sửa đổi”? Phải chăng, so với sai phạm về mặt nội dung thì sai phạm về căn cứ viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày không phải là sai phạm lớn, nên có thể tùy tiện “đính chính”. Vậy, vai trò của cơ quan soạn thảo, vai trò của cơ quan thẩm định… ở đâu mà để xảy ra sai sót về căn cứ pháp lý được viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày.
Thứ ba, biện pháp “đính chính” đã được sử dụng “tràn lan” từ khá lâu
Như đã trình bày, biện pháp “đính chính” lần đầu tiên được quy định trong Nghị định 40/2010/NĐ-CP. Thế nhưng, trước khi có Nghị định 40/2010/NĐ-CP thì “đính chính” đã được sử dụng khá nhiều, như một biện pháp xử lý khiếm khuyết. Đơn cử là Quyết định 3902/QĐ-BNV ngày 19/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ đính chính Thông tư liên tịch số 81/2005/TTLT/BNV-BTC ngày 10/08/2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính; Quyết định số 2746/QĐ-BTC ngày 16/8/2006 của Bộ Tài chính đính chính Thông tư 70/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trong khi đó, cả Luật BHVBQPPL năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Nghị định 135/2003/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý VBQPPL không quy định biện pháp này. Vậy cơ sở pháp lý nào để các chủ thể này áp dụng biện pháp “đính chính”? Có thể lý luận rằng, trong luật không cấm hoặc không quy định thì các cơ quan nhà nước vẫn có quyền áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, một mệnh đề quan trọng khi xây dựng Nhà nước pháp quyền nhằm đảm bảo pháp chế và dân chủ thì “công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, còn cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Không quy định hay không cấm, không có nghĩa là các cơ quan nhà nước có thể tùy tiện áp dụng đính chính văn bản.
Thứ tư, “mỗi nơi một kiểu” về “đính chính”
Do hàng loạt câu hỏi đặt ra nhưng không có câu trả lời mang tính thống nhất từ văn bản pháp luật dẫn đến tình trạng “luật của quốc gia” để trống, tạo cơ hội cho “lệ” phát huy tác dụng. Việc đính chính văn bản như “trăm hoa đua nở”, mỗi nơi mỗi kiểu, gây rối loạn pháp chế. Và có lẽ đây mới là hạn chế lớn nhất. Trên thực tế, các cơ quan nhà nước tự xem mình có quyền đính chính theo công thức chung “chủ thể tự đính chính các VBQPPL do mình ban hành”. Bên cạnh đó, các chủ thể này còn sử dụng nhiều hình thức văn bản khác nhau như công văn, quyết định… để đính chính VBQPPL đã ban hành.
2. Một số loại đính chính giấy tờ phổ biến hiện nay
2.1 Việc đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Luật đất đai năm 2013
Việc đính chính văn bản, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện theo quy định của Luật đất đai năm 2013 như sau:
1. Khoản 1 Điều 106 Luật đất đai năm 2013 quy định cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
2. Khoản 2 Điều 106 Luật đất đai năm 2013 quy định Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.
2.2 Đính chính thông tin trên giấy tờ vì không đúng tên trong giấy khai sinh
Với việc đính chính văn bản sai sót như giấy khai sinh thì ta biết hộ tịch là những sự kiện xác nhận tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết bao gồm: Khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác đinh lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch và khai tử. Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
Thủ tục cải chính hộ tịch được quy định tại Điều 28 Luật hộ tịch 2014 như sau:
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Như vậy văn bản đính chính ở đây là giấy khai sinh và việc chúng ta cần làm là thay đổi hoặc cải chính hộ tịch để thay đổi theo như mình mong muốn.
2.3 Đính chính giấy tờ khi sổ đỏ có bảng tọa độ không giống thực tế
Khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:
Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có khi hoàn thiện văn bản đính chính sai sót.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.
Cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất được hướng dẫn bởi Khoản 20 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
3. Những câu hỏi thường gặp.
3.1. Lệ phí đính chính sổ đỏ hiện nay tại Hà Nội là bao nhiêu?
Căn cứ Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, mức thu lệ phí này như sau:
– Thực hiện đính chính tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai: Cấp đổi, cấp lại, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận trong trường hợp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất): các phường thuộc quận, thị xã: 20.000 đồng/lần; khu vực khác: 10.000 đồng/lần. Hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất: các phường thuộc quận, thị xã: 50.000 đồng/lần; khu vực khác: 25.000 đồng/lần.
– Thực hiện đính chính tại văn phòng đăng ký đất đai: Lệ phí cấp đổi, cấp lại (kể cả cấp lại do hết chỗ xác nhận) giấy chứng nhận: 50.000 đồng/giấy.
3.2. Thời hạn giải quyết đính chính sổ đỏ?
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn thực hiện việc đính chính Sổ đỏ như sau:
– Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
3.3. Phải đính chính sai sót trên Sổ đỏ khi nào?
Không chỉ Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) mà các giấy tờ khác khi bị sai thông tin thì người được cấp đều có quyền đề nghị cơ quan cấp giấy tờ đó đính chính hoặc cải chính để sửa thông tin sai sót. Riêng trường hợp Giấy chứng nhận được cấp sai diện tích thì không thuộc trường hợp đính chính để sửa thông tin.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau:
- Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó.
- Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
4. Dịch vụ tại Luật ACC.
Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!
Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.
Trên đây là một số chia sẻ về đính chính văn bản đúng rheo quy định pháp luật mới nhất.Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận