Đình chỉ điều tra bị can là gì? [Chi tiết 2023]

Đình chỉ điểu tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra, mà nội dung của nó là dựa trên những lý do và căn cứ nhất định chấm dứt mọi hoạt động nhằm phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá những thông tin dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự. Vậy Đình chỉ điều tra bị can là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tạm Giữ Tạm Giam
Đình chỉ điều tra bị can là gì? [Chi tiết 2023]

1. Đình chỉ điều tra bị can là gì?

Điều tra là hoạt động tố tụng hình sự do người và cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra khi có những lý do và căn cứ theo quy định của pháp luật mà nội dung của nó là dựa trên những lý do và căn cứ nhất định chấm dứt mọi hoạt động nhằm phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá những thông tin dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự.

2. Quy định về đình chỉ điều tra bị can theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo

1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Không có sự việc phạm tội;

b) Hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm;

c) Hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

d) Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm;

đ) Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Tìm hiểu nội dung Điều 443 BLTTHS năm 2015

Trong điều luật 443 BLTTHS năm 2015 tạm đình chỉ điều tra là việc tạm ngừng tiến hành điều tra với bị can là pháp nhân bị khởi tố về hình sự.

– Tạm đình chỉ điều tra nói trong điều luật này là việc tạm ngừng tiến hành điều tra với bị can là pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Việc tạm đình chỉ điều tra đối với pháp nhân xuất phát từ những lý do khách quan khiến cho Cơ quan điều tra mặc dù chưa đưa ra được kết luận cuối cùng về kết quả điều tra vụ án nhưng nếu tiếp tục tiến hành điều tra thì sẽ vi phạm thời hạn luật định. Điều luật này quy định Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với pháp nhân trong ba trường hợp: khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Mặc dù việc điều tra vụ án đã bị tạm đình chỉ nhưng việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả. Kết quả của việc giám định, định giá tài sản, kết quả hoạt động tương trợ tư pháp sẽ là căn cứ quan trọng để Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi điều tra hoặc đình chỉ điều tra.

– Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường, tùy vào thời điểm giải quyết vụ án mà Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đưa ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án trong các trường hợp nhất định. Tuy nhiên, quy định của điều luật về việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án lại không có sự tách bạch rõ ràng và điều này cho thấy sự chưa thống nhất giữa các quy định về đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án theo thủ tục đặc biệt với thủ tục thông thường. Vì vậy, cần thiết phải có sự hướng dẫn cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền để có cách hiểu và áp dụng đúng đắn, thống nhất.

Cụ thể: điều luật quy định Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp: không có sự việc phạm tội; hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm; hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm; hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Sự chưa thống nhất về căn cứ đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử sư thẩm theo thủ tục thông thường với thủ tục đặc biệt được áp dụng với pháp nhân thể hiện ở chỗ nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục thông thường, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phát hiện không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm thì không được đưa ra quyết định đình chỉ vụ án mà phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, còn trong thủ tục đối với pháp nhân thì lại được đưa ra quyết định này. Như vậy là cùng căn cứ như nhau nhưng lại có cách giải quyết khác nhau và lý do tại sao lại có quy định khác nhau như vậy cần phải được lý giải trong văn bản hướng dẫn.

4. Khi ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự thì cơ quan điều tra có phải hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế đối với pháp nhân không?

Căn cứ vào Điều 33 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định như sau:

Đình chỉ điều tra
1. Khi có căn cứ đình chỉ điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp rà soát chứng cứ, tài liệu bảo đảm việc đình chỉ điều tra có căn cứ, đúng quy định tại Điều 230, Điều 443 Bộ luật Tố tụng hình sự; nếu thấy đủ căn cứ thì Điều tra viên báo cáo Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can; nếu thấy không đủ căn cứ thì Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra.
2. Khi ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), xử lý vật chứng, những vấn đề khác có liên quan và thực hiện việc thông báo, gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; đối với biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế do Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra phải có văn bản thông báo để Viện kiểm sát quyết định việc hủy bỏ.

Như vậy, khi ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), xử lý vật chứng, những vấn đề khác có liên quan.

Sau đó thực hiện việc thông báo, gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Đối với biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế do Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra phải có văn bản thông báo để Viện kiểm sát quyết định việc hủy bỏ.

Trên đây là Đình chỉ điều tra bị can là gì? [Chi tiết 2023] mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo