Quốc tịch là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để xác định quyền và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia mà người đó mang quốc tịch. Vậy, điều ước quốc tế quy định như thế nào về quốc tịch. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Điều ước quốc tế về quốc tịch
1. Khái niệm về quốc tịch
Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý – chính trị bền vững, thường xuyên giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định và biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện.
Các đặc điểm về quốc tịch:
- Quốc tịch có tính ổn định, thường xuyên và bền vững về thời gian và không gian.
- Quốc tịch được coi là trạng thái pháp lý và chính trị xác định mối liên hệ pháp lý giữa công dân với Nhà nước. Mối quan hệ này được biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của Nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện.
- Quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý hai chiều giữa nhà nước và công dân, là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Quốc tịch gắn bó với bản thân mỗi cá nhân cụ thể và không thể chia sẻ cho người khác.
- Quốc tịch vừa mang tính quốc tế, vừa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc gia.
2. Nguyên tắc xác định quốc tịch
Trên cơ sở chủ quyền, mỗi quốc của có những quy định cụ thể về xác lập quốc tịch cho cá nhân là công dân của nước đó. Trong quan hệ pháp luật quốc tịch, quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền cấp quốc tịch cho cá nhân theo các nguyên tắc và quy định pháp luật của nhà nước đó.
Xác định quốc tịch có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan trọng đối với từng cá nhân trong xã hội, bởi vì quốc tịch là căn cứ, dấu hiệu nói lên sự quy thuộc của một cá nhân về một Nhà nước nhất định. Sự quy thuộc này biểu hiện ở mối quan hệ pháp lý có tính hai chiều giữa cá nhân là công dân với quốc gia mà họ mang quốc tịch.
Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, mỗi nước đều có quyền quy định trong pháp luật nước mình những phương thức hưởng quốc tịch nhất định. Nhìn chung, hầu hết các quốc gia đều ghi nhận các phương thức sau:
*Hưởng quốc tịch do sinh đẻ
Đây là phương thức hưởng quốc tịch phổ biến nhất. Theo đó, việc công dân mang quốc tịch của một quốc gia được xác định một cách mặc nhiên ngay từ khi công dân đó mới được sinh ra. Tuy nhiên, liên quan đến việc hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ, pháp luật các quốc gia lại có những quy định không giống nhau về cách thức hưởng dẫn đến kết quả pháp lý khác nhau. Thực tiễn pháp luật của các quốc gia có ghi nhận 2 nguyên tắc chính để xác định quốc tịch theo sự sinh đẻ, đó là: nguyên tắc huyết thống (jus sanguinis), và nguyên tắc quyền nơi sinh (jus soli).
Một số quốc gia như Áo Nauy, Afghanistan... sử dụng nguyên tác quyền huyết thống (Jus Sanguinis) để xác định quốc tịch cho cá nhân được sinh ra. Theo nguyên tắc này, trẻ em khi sinh ra có quốc tịch theo cha mẹ, không phụ thuộc vào nơi sinh. Tuy nhiên, nguyên tắc này có hạn chế là chưa đưa ra được hướng giải quyết cho trường hợp cha mẹ là người không quốc tịch thì không xác định được quốc tịch cho đứa trẻ theo nguyên tắc này.
Các nước ở Mỹ La tinh lại áp dụng nguyên tắc quyền nơi sinh (Jus Soli) để xác định quốc tịch cho trẻ em, với nội dung: Trẻ em sinh ra ở nước nào sẽ có quốc tịch nước đó, không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ. Tuy nhiên, nguyên tắc này có hạn chế là nếu cha mẹ là công dân của 1 quốc gia khác nhưng sinh con trên quốc gia có quy định nguyên tắc này dẫn đến đứa trẻ đương nhiên có quốc tịch của quốc gia nơi nó được sinh ra. Điều này dẫn đến sự gia tăng hiện tượng hai hay nhiều quốc tịch.
Để giải quyết những hạn chế này, các nước đã ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương nhằm mục đích hợp tác để hạn chế và loại bỏ tình trạng người không quốc tịch hay hai quốc tịch,
*Hưởng quốc tịch do nhập quốc tịch
Là việc một người nhận quốc tịch của một quốc gia khác do việc xin gia nhập quốc tịch. Việc nhập quốc tịch được quyết định bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc trao Quốc tịch nước đó theo một trình từ được pháp luật quy định.
Thông thường có 3 trường hợp hưởng quốc tịch theo sự gia nhập: Do xin vào quốc tịch, Do kết hôn với người nước ngoài, Do nhận làm con nuôi người nước ngoài. Trong đó, nhập quốc tịch do xin vào quốc tịch là trường hợp phổ biến nhất. Việc xin vào quốc tịch quốc gia xuất phát từ ý chí, nguyện vọng cá nhân của người muốn xin vào quốc tịch. Điều này được thể hiện thông qua việc viết đơn xin gia nhập của người muốn xin vào quốc tịch.
Đối với trường hợp xin gia nhập quốc tịch, các quốc gia thường đưa ra những điều kiện nhất định đối với người xin gia nhập quốc tịch, thông thường là các điều kiện về độ tuổi, về thời gian cư trú, về khả năng ngôn ngữ, về khả năng kinh tế, bảo đảm cuộc sống, về phẩm chất đạo đức. Đây là những điều kiện chung cơ bản, ngoài ra phụ thuộc vào bản chất chế độ - và trình độ phát triển, cũng như phong tục tập quán của mỗi quốc gia mà họ có thể đưa ra một số quy định bổ sung nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc không tạo ra sự phân biệt đối xử nào và không được trải với các quy định được công nhận chung của cộng đồng quốc tế.
Trong trường hợp kết hôn với người nước ngoài, luật pháp các quốc gia cũng có quy định cụ thể, Theo đó, người phụ nữ kết hôn với người nước ngoài thì được mang quốc tịch của người chồng (như pháp luật của Anh, của Braxin...). Tuy nhiên, luật pháp về quốc tịch của một số quốc gia lại quy định việc kết hôn của người phụ nữ không làm thay đối quốc tịch của người phụ nữ. Trong Công ước 1957 về quốc tịch của người phụ nữ đi lấy chồng, để bảo đảm sự bình đẳng về quốc tịch, công ước quy định, người phụ nữ có địa vị pháp lý bình đẳng với nam giới trong việc giữ hoặc thay đổi quốc tịch khi kết hôn. Điều I, Công ước quy định, mối quốc gia ký kết thoả thuận rằng việc kết hôn, ly hồn giữa công dân quốc gia đó với người nước ngoài, việc thay đổi quốc tích của người chồng trong thời kỳ hôn nhân không dẫn đến sự thay đổi quốc tịch của người vợ.
Nhập quốc tịch do được người nước ngoài nhận làm con nuôi: Pháp luật của hầu hết các quốc gia đều thừa nhận nguyên tắc, trẻ em không có quốc tịch hoặc có quốc tịch nước khác, khi được người nước ngoài nhân làm con nuôi có thể xin gia nhập quốc tịch của cha hoặc mẹ nuôi, tùy theo từng trường hợp cụ thể.
*Hưởng quốc tịch do lựa chọn quốc tịch
Hưởng quốc tịch do sự lựa chọn quốc tịch đặt ra khi có sự dịch chuyển lãnh thổ (nước A chuyển giao 1 phần lãnh thổ cho nước B thì người dân đang sinh sống trên nước A có thể chọn quốc tịch cho mình); khi xuất hiện các điều ước quốc tế liên quan...
Lựa chọn quốc tịch là quyền của người dân được tự do lựa chọn cho mình một quốc tịch hoặc là giữ nguyên quốc tịch cũ hoặc là nhận quốc tịch của quốc gia hữu quan khác. Việc lựa chọn quốc tịch phải được thực hiện trên cơ sở hoàn toàn tự nguyên, phù hợp với nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết, bảo đảm tuyệt đối quyền lợi và tài sản của người lựa chọn quốc tịch.
Sau Chiến tranh thế giới thứ lần thứ II, vấn đề lựa chọn quốc tịch xuất hiện nhiều, do yếu tố lịch sử để lại, các vấn đề này đã được điều chỉnh trong các điều ước quốc tế hữu quan như Hiệp ước Potsdam, Hiệp định 1945 giữa Liên Xô (cũ) với Ba Lan. Hiệp định 1946 giữa Tiệp Khắc (cũ) với Liên Xô (cũ).
*Hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch
Phục hồi quốc tịch là hoạt động pháp lý có ý nghĩa nhằm mục đích khôi phục lại quốc tịch cho người đã mất quốc tịch đó vì các nguyên nhân khác nhau trong đời sống dân sự quốc tế. Vấn đề phục hồi quốc tịch được đặt ra đối với những nguồn ra nước ngoài sinh sống này hồi hương về tổ quốc và đối với những người đã mất quốc tịch nước mình do kết hôn với người nước ngoài này ly hôn và muốn trở lại quốc tịch của
Trình tự, thủ tục và điều kiện hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch được quy định có nội dung đơn giản hơn và ưu tiên hơn so với người gia nhập quốc tịch lần đầu.
Ngoài những cách thức hưởng quốc tịch phổ biến nêu trên. trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế còn có hưởng quốc tịch theo phương thức được thưởng quốc tịch. Thưởng quốc tịch là hành vị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia công nhận người nước ngoài có công lao to lớn với nước mình, với cộng đồng nhân loại là công dân nước mình. Việc thưởng quốc tịch phải được sự đồng ý của người được thưởng quốc tịch. Trong thực tế, việc thưởng quốc tịch dẫn đến hai hệ quả pháp lý sau:
- Người được thưởng quốc tịch trở thành công dân thực sự của nhà nước thương quốc tịch với đầy đủ quyền và nghĩa vụ như công dân của nhà nước này.
- Người được thưởng quốc tịch là công dân danh dự của nhà nước thưởng quốc tịch, việc thưởng quốc tịch chỉ có giá trị và ý nghĩa tinh thân là chủ yếu.
3. Các trường hợp ngoại lệ về quốc tịch
* Do thôi quốc tịch
Quốc tịch của một người mất đi khi họ xin thôi quốc tịch theo ý chí và nguyện vọng cá nhân. Trong trường hợp này, đương sự phải làm đơn xin thôi quốc tịch gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Pháp luật các nước đều quy định những điều kiện chủ yếu - để xin thôi quốc tịch như:
-Đã hoàn thành hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự
- Đã thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính cho quốc gia mà họ xin thôi quốc tịch Không phải thi hành các phán quyết dân sự
- Không bị truy tố hình sự trong thời gian xin thôi quốc tịch.
Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cho phép thôi quốc tịch, đường sự sẽ không còn là công dân của quốc gia đó nữa.
*Do bị tước quốc tịch
Pháp luật của các quốc gia đều quy định các trường hợp cá nhân bị tước quốc tịch. Hành vị tước quốc tịch là biện pháp trừng phạt của nhà nước, áp dụng đối với công dân nước mình, khi họ có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật của quốc gia mà họ mang quốc tịch. Thông thường do phạm những tôi có tính chất phản quốc hoặc có hành động không xứng đáng với danh hiệu công dân quốc gia nửa.
*Người hai quốc tịch
Hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là công dân của cả hai quốc gia. Trong thực tiễn, những người mang hai quốc tịch là nguyên nhân gây ra trở ngại trong việc các nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công dân, đồng thời người hai quốc tịch cũng không có khả năng thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ công dân của họ đối với hai quốc gia mà họ mang quốc tịch. Hai quốc tịch là tình trạng pháp lý gây khó khăn cho thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư, thậm chí gây phức tạp cho quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong các vấn đề về dân cư. Nguyên nhân của tình trạng này là: Do sự quy định khác nhau về các vấn đế quốc tịch trong pháp luật các nước; Do những thay đổi về điều kiện thực tế của cá nhân, ví dụ người đã có quốc tịch mới nhưng vẫn chưa từ bỏ quốc tịch cũ; Do hưởng quốc tịch mới từ việc kết hôn với người
Trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế hiện nay, các vấn đề phát sinh từ tình trạng người hai quốc tịch thường được các quốc gia áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu hay nguyên tắc một quốc tịch trong pháp luật quốc gia để giải quyết.
Cộng đồng quốc tế đã soạn thảo và ký kết các điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên để ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại bỏ những trường hợp hai quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch Theo các điều ước quốc tế hữu quan, những người có hai hoặc nhiều quốc tịch có quyền tự do lựa chọn quốc tịch của thời trong các nước tham gia điều ước quốc tế. Trong trường hợp không lựa chọn được quốc tịch thì họ được coi là công dân của nước nơi họ cư trú thường xuyên.
*Người không quốc tịch
Đây là tình trạng pháp lý của một cá nhân không có quốc tịch của một nước nào. Hiện tượng không quốc tịch xuất hiện trong các trường hợp sau:
- Có sự xung đột pháp luật của các nước về vấn đề quốc tịch.
- Khi mới người đã mất quốc tịch cũ nhưng chưa có quốc tích mới.
- Khi trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng riêng biệt nguyên tắc "quyền huyết thống" mà cha mẹ là người không có quốc tịch.
Địa vị pháp lý của người không quốc tịch bị hạn chế nhiều so với công dân nước sở tại và người có quốc tịch nước ngoài. Họ không được hưởng các quyền mà các bộ phận khác của dân cư được hưởng trên cơ sở điều ước quốc tế giữa các quốc gia hữu quan. Họ cũng không được hưởng sự báo bỏ ngoài giao của bất kỳ nước nào. Để khác phục và hạn chế tình trạng nguồn không quốc tịch, cộng đồng quốc tế cũng đã ký kết một số điều ước quốc tế về bảo đảm cho quyền ký của người không quốc tịch với tư cách các quyền con người cơ bản trong xã hội và đời sống quốc tế.
Trên đây là một số thông tin về nội dung điều ước quốc tế về quốc tịch. Nếu các vẫn có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Nội dung bài viết:
Bình luận