Hiện nay, vấn đề tham gia vào các tổ chức quốc tế và ký kết các điều ước quốc tế là một trong những nội dung quan trọng để Việt Nam từng bước hội nhập với thế giới. Vậy, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia là những gì. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
1. Một số định nghĩa cơ bản
1.1 Khái niệm điều ước quốc tế
Vấn đề pháp điển luật điều ước quốc tế được thảo luận khá sớm, song chỉ trong khuôn khổ Liên hợp quốc tới năm 1969 mới soạn thảo và thông qua được Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế và mãi đến năm 1980 Công ước này mới có hiệu lực. Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế đã pháp điển hóa và phát triển hàng loạt các quy phạm vốn là tập quán quốc tế trong lĩnh vực điều ước quốc tế. Điều 1 của Công ước quy định rõ: “Điều ước là từ dùng để chỉ một thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
Mặc dù đã được định nghĩa như vậy, nhưng cách hiểu và giải thích về nó cũng như áp dụng trên thực tế hầu như chưa có sự thống nhất trong các quốc gia thành viên, kể cả các quốc gia chưa phải là thành viên của Công ước. Cách hiểu của Việt Nam về khái niệm điều ước quốc tế cũng không hoàn toàn nhất quán. Theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết được hiểu là “thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi như hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công hàm trao đổi và danh nghĩa ký kết”. Việc thực hiện các điều ước quốc tế theo Pháp lệnh này phải thực hiện thông qua quá trình chuyển đổi nó thành quy định pháp luật trong nước. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 có định nghĩa: "Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”. Luật kế thừa và phát triển các quy định về thực hiện điều ước quốc tế trước đây và còn cho phép áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế để thực thi nó, không cần sự chuyển đổi nào.
1.2 Khái niệm nội luật hóa
Nội luật hóa là chuyển hóa quy định trong điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tổ chức, cá nhân ở một quốc gia. Việc nội luật hóa được tiến hành sau khi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia chính thức xác nhận quy định trong điều ước quốc tế ràng buộc đối với quốc gia đó.
2. Đặc điểm của nội luật hóa
a) Đặc điểm về thời gian xuất hiện
Quá trình nội luật hóa có thể diễn ra sớm hoặc muôn hơn quá trình thực hiện điều ước quốc tế. Nó có thể được diễn ở các giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn tạo lập thỏa thuận ý chí của các quốc gia hay các chủ thể khác của luật quốc tế.
Hoạt động nội luật hóa ở giai đoạn này có thể là các hành vi cụ thể như: soạn thảo văn bản pháp luật trong nước có nội dung pháp lý thống nhất với nội dung pháp lý của dự thảo điều ước quốc tế đã được các bên tạo lập. Bên cạnh đó, giai đoạn này nếu không có việc soạn thảo văn bản trong nước thì cũng có thể có hoạt động cho phép xác định nội dung pháp lý cần nội luật hóa
- Giai đoạn công nhận hiệu lực bắt buộc của các quy phạm điều ước.
Hoạt động nội luật hóa ở giai đoạn này có thể gồm nhiều hành vi cụ thể riêng biết của các quốc gia. Các hành vi này phụ thuộc vào quy định cụ thể các điều kiện ghi trong điều ước và được biểu hiện bằng nhiều cách như: ban hành văn bản, phê duyệt, phê chuẩn, gia nhập, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật trong nước có nội dung pháp lý thống nhất với nội dung pháp lý của điều ước quốc tế đã được ký kết...
Có thể nói vấn đề nội luật hóa đích thực bắt đầu từ giai đoạn này. Do vậy, việc chuyển hóa các quy định của điều ước quốc tế phải bắt đầu từ các thao tác cụ thể của cơ quan có thẩm quyền của nước ký điều ước quốc tế đó, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế. Trong nhiều trường hợp, văn kiện phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập được coi là văn kiện nội luật hóa điều ước quốc tế. Nó là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện các điều ước quốc tế cụ thể đó.
- Giai đoạn thực hiện điều ước quốc tế.
Hoạt động nội luật hóa có thể bắt đầu từ giai đoạn thực hiện điều ước quốc tế theo thời điểm có hiệu lực được quy định trong điều ước hay do thỏa thuận của các bên. Thời điểm điều ước quốc tế có hiệu lực và thời điểm nội luật hóa có thể không trùng nhau. Thông thường, thời điểm nội luật hóa một điều ước quốc tế có thể diễn ra trước khi điều ước quốc tế đó có hiệu lực. Việc nội luật hóa như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện điều ước quốc tế. Tuy vậy, cũng có không ít trường hợp việc nội luật hóa lại diễn ra sau khi điều ước quốc tế có hiệu lực, đặc biệt là đối với việc gia nhập các điều ước quốc tế nhiều bên. Việc gia nhập các điều ước quốc tế nhiều bên thường diễn ra sau khi điều ước quốc tế nhiều bên đó đã có hiệu lực thi hành.
b) Đặc điểm của văn bản nội luật hóa
Văn bản nội luật hóa là văn bản quy phạm pháp luật trong nước, nhưng có một số nội dung pháp lý vốn là nội dung pháp lý của điều ước quốc tế có liên quan. Nếu xét về mặt bản chất thì nội dung pháp lý của văn bản nội luật hóa đó có cội nguồn từ nội dung pháp luật của các cam kết cần được thi hành của các nước liên quan.
c) Đặc điểm của hiệu lực cưỡng chế của văn bản nội luật hóa
Hiệu lực cưỡng chế của văn bản nội luật hóa điều ước quốc tế thể hiện ở chỗ văn bản đó là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nó có hiệu lực cưỡng chế như các văn bản quy phạm pháp luật bình thường khác. Tuy vậy, việc ban hành văn bản nội luật hóa dưới hình thức nào (Nghị quyết hoặc Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết hay Nghị định của Chính phủ...) lại tuỳ thuộc vào sự quyết định của các cơ quan trong nước, căn cứ vào mô hình nội luật hóa, vào điều kiện lịch sử cụ thể trong nước.
d) Đặc điểm quan hệ so sánh giữa điều ước quốc tế, pháp luật trong nước và quá trình nội luật hóa.
Đây là vấn đề thường bị nhầm lẫn, thường bị bỏ qua trong nghiên cứu quan hệ tương tác giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Trong lý luận pháp luật quốc tế, có các ý kiến khác nhau về mối quan hệ giữa hai hệ thống pháp luật này, có quan điểm quá nghiêng về trường phái nhất nguyên luận (hệ thống này là bộ phận của hệ thống kia), có quan điểm lại ở vào tình trạng dung hòa, nghiêng về trường phái nhị nguyên luận (hai hệ thống đó độc lập với nhau nhưng có quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau). Chính những người có quan điểm theo nhị nguyên luận là những người quan tâm nhiều hơn về vấn đề chuyển hóa hay nội luật hóa điều ước quốc tế để thi hành.
3. Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
- ASEAN:
+ Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự của asean
- ĐIỀU ƯỚC ĐA PHƯƠNG
+ Công ước của Liên hợp quốc năm 2003 về chống tham nhũng
+ Công ước LA HAYE 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế I
+ Convention internationale des droits de l'enfant 1989
+ Protocole de Montréal relatif à des substances qui appauvrissent la couche d'ozone
+ Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982
+ Công ước Viên về luật điều ước quốc tế
+ Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc
+ Convention sur l'interdiction de la mise au point, de la fabrication, du stockage et de l'emploi des armes chimiques et sur leur destruction
- VIỆT NAM - HÀN QUỐC
+ Hiệp định giữa việt nam và hàn quốc về chuyển giao người bị kết án phạt tù
- VIỆT NAM – NGA
+ Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam và liên bang nga ngày 25 tháng 8 năm 1998
- VIỆT NAM - PHÁP
+ Convention relative à la coopération en matière d'adoption d'enfants entre la République Socialiste du Vietnam et la République française de 2000
+ Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt nam và Pháp về các vấn đề dân sự năm 1999
+ Convention franco-vietnamienne en vue d'éviter les doubles impositions et de prévenir l'évasion et la fraude fiscale en matière d'impôts sur le revenu et sur la fortune de 1994
Trên đây là một số thông tin về nội dung các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến các vấn đề trên, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Nội dung bài viết:
Bình luận