Chắc chắn trong chúng ta ai ai cũng đã từng nghe qua “điều ước quốc tế” và hiểu cơ bản điều ước quốc tế là gì và được sử dụng để làm gì. Hãy cùng ACC tìm hiểu câu trả lời chi tiết, đầy đủ và cụ thể hơn về câu hỏi điều ước quốc tế là gì và cùng tìm hiểu những thông tin liên quan tới điều ước quốc tế nhé!
1. Khái niệm điều ước quốc tế là gì theo Wikipedia
Theo Wikipedia, khái niệm điều ước quốc tế là gì được giải thích như sau:
“Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là những quy phạm luật quốc tế để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Điều ước quốc tế được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Hiến chương, Hiệp ước, Công ước, Nghị định thư, tuyên bố, thông báo, tạm ước…”
Theo Wikipedia, có thể hiểu rằng điều ước quốc tế là những quy tắc, quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận giữa những chủ thể luật quốc tế dựa trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện. Điều ước quốc tế có thể có nhiều hình thức và tên gọi khác nhau như hiệp ước, công ước, tuyên bố, thông báo….
2. Điều ước quốc tế là gì?
Khái niệm điều ước quốc tế là gì đã được ACC tổng hợp và khái quát như sau:
Điều ước quốc tế là một loại văn bản, tài liệu ghi lại sự thỏa thuận của những chủ thể quốc tế về những quy tắc, phát sinh, chấm dứt, thay đổi quyền hoặc nghĩa vụ, và có thể có nhiều hình thức thể hiện như hiệp ước, thỏa thuận, công ước, văn kiện….
3. Đặc điểm của điều ước quốc tế
Sau khi tìm hiểu khái niệm điều ước quốc tế là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật của điều ước quốc tế:
- Về chủ thể: chủ thể của điều ước quốc tế là quốc gia hoặc tổ chức quốc tế hoặc những chủ thể khác của luật quốc tế
- Về hình thức:
+ Hình thức thể hiện duy nhất của điều quốc tế hiện nay là văn bản được ghi nhận trên tài liệu, giấy tờ;
+ Tên gọi vô cùng đa dạng như hiệp ước, công ước, định ước… sẽ phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các chủ thể quốc tế
+ Cấu trúc điều ước quốc tế đều gồm bốn nội dung là phần mở đầu, phần nội dung, phần cuối cùng và phụ lục
+ Ngôn ngữ ước quốc tế sử dụng là ngôn ngữ do các bên thỏa thuận hoặc theo ngôn ngữ của cả hai bên chủ thể. Trường hợp là điều ước quốc tế đa phương thì sẽ được soạn thảo bằng ngôn ngữ chính thức trong liên hợp quốc như tiếng Anh, tiếng Pháp, Nga…
– Về nội dung: điều ước quốc tế ghi lại những quy phạm, nguyên tắc về những quyền, nghĩa vụ mà các bên tham gia thỏa thuận thực hiện việc ký kết.
– Phân loại điều ước quốc tế:
+ Dựa trên số lượng chủ thể tham gia ký kết điều ước quốc tế: điều ước quốc tế song phương, điều ước quốc tế đa phương;
+ Dựa trên chủ thể ký kết: giữa quốc gia với quốc gia; giữa quốc gia với tổ chức quốc tế; thỏa thuận giữa tổ chức quốc tế với nhau; hoặc giữa tổ chức quốc tế với những chủ thể đặc biệt
+ Dựa trên phạm vi áp dụng: điều ước quốc tế khu vực, điều ước quốc tế phụ cấp và điều ước quốc tế song phương;
+ Dựa trên lĩnh vực điều chỉnh: điều ước quốc tế về chính trị, kinh tế…
+ Về thẩm quyền ký kết trong điều ước tế: một số chức danh, lãnh đạo có thẩm quyền ký kết giữa quốc tế là những nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng bộ ngoại giao, đại diện của tổ chức quốc tế hoặc hội nghị quốc tế, người đứng đầu chính phủ hoặc những người được ủy quyền.
Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm điều ước quốc tế là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
· Hotline: 19003330
· Zalo: 084 696 7979
· Gmail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận