Một trong những giai đoạn quan trọng của quá trình giải quyết vụ án hình sự chính là hoạt động điều tra. Bởi lẽ, đây là yếu tố hết sức cần thiết để tìm kiếm những chứng cứ, dấu hiệu để xác định tội phạm. Vậy điều tra là gì? Vai trò của hoạt động điều tra là gì? Thẩm quyền điều tra được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết nội dung có liên quan đến các câu hỏi này trong bài viết sau đây bạn nhé.
1. Điều tra là gì?
Trong giai đoạn tố tụng hình sự, điều tra là quá trình mà trong đó cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật định để xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án.
Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra được tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Nhằm mục đích truy tố đúng người phạm tội, toà án có thể xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì trước đó, giai đoạn điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can và chứng cứ xác định các tình tiết khác của vụ án.
2. Hoạt động điều tra là gì?
Hoạt động điều tra vụ án hình sự được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ vụ án của Cơ quan điều tra.
Theo đó, đối tượng của hoạt động điều tra là hành vi phạm tội, người phạm tội, thiệt hại do tội phạm gây ra và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án (Điều 63 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
Tùy tình huống thực tế, hoạt động điều tra được thực hiện bằng nhiều biện pháp điều tra khác nhau. Tuy nhiên, luôn thực hiện việc điều tra theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Một số hoạt động điều tra thường áp dụng như:
- Hỏi cung bị can;
- Lấy lời khai của những người tham gia tố tụng khác;
- Đối chất;
- Nhận dạng;
- Khám xét;
- Thu giữ vật chứng, tài liệu;
- Khám nghiệm hiện trường;
- Khám nghiệm tử thi;
- Xem xét dấu vết trên thân thể;
- Thực nghiệm điều tra;
- ...
3. Vai trò của điều tra
Điều tra giữ vai trò quan trọng trong giải quyết vụ án. Theo đó:
- Điều tra vụ án hình sự là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của cơ quan có thẩm quyền đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được,
- Điều tra cũng là một trong những phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm.
- Điều tra cũng góp phần loại trừ một thái cực khác trong hoạt động tư pháp hình sự, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố bị can một cách không thận trọng, thiếu chính xác.
- Điều tra góp phần tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi khởi tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.
4. Thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật
Căn cứ tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra thuộc về các cơ quan điều tra chuyên trách điều tra tội phạm hay còn hiểu là cơ quan tiến hành tố tụng. Theo đó, cơ quan điều tra được tổ chức trong Công an nhân dân, trong Quân đội nhân dân và ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân gồm Cơ quan An ninh điều tra (được tổ chức ở cấp Trung ương và cấp tỉnh) và Cơ quan Cảnh sát điều tra (được tổ chức ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện).
- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có Cơ quan điều tra quân sự (được tổ chức ở Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục, Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Binh đoàn, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Cơ quan điều tra hình sự khu vực) và Cơ quan điều tra an ninh quân đội (được tổ chức ở Bộ Quốc phòng, ở Quân khu, Quân chủng, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng).
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm: Cục điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Phòng điều tra thuộc Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về điều tra là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ từ Công ty Luật ACC, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi bằng các cách thức dưới đây - ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận