Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu các bạn về Điều kiện về vốn pháp định (Cập nhật 2023). Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé.
1.Vốn pháp định là gì?
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về vốn pháp định.Tuy nhiên có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp.Tùy theo ngành nghề, lĩnh vực mà mức vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp có thể khác nhau.
Chính phủ quy định mức vốn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp trong nước hoạt động trong từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Vĩ dụ: Mức vốn pháp định cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vận tải hàng không là 50 tỉ đồng; mức vốn pháp định cho hợp tác xã kinh doanh vận tải viễn dương, vận tải hàng không là 10 tỉ đồng...
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định được xác định không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà dựa trên cơ sở tổng vốn đầu tư. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi năm 2000) quy định mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.
Việc quy định vốn pháp định nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp với bạn hàng, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dễ gây rủi ro cho bạn hàng; hạn chế tình trạng thành lập tràn lan doanh nghiệp không có vốn hoạt động.
2.Một số đặc điểm của vốn pháp định
- Về phạm vi hoạt động
Vốn pháp định không áp dụng được đối với các loại hình doanh nghiệp mà chỉ quy định cho một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định được nêu rõ trong Quyết định 27/2018/ QĐ –TTG ban hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Về đối tượng áp dụng
Vốn pháp định được cấp với các chủ thể kinh doanh bao gồm: các cá nhân, tổ chức, pháp nhân, hộ kinh doanh cá thể,…
- Ý nghĩa pháp lý
Vốn pháp lý được quy định cụ thể nhằm giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tổ chức hoạt động kinh doanh được tốt hơn sau khi thành lập. Đồng thời, nguồn vốn pháp định có thể phòng ngừa được những rủi ro có thể xảy ra cho công ty trong quá trình kinh doanh.
- Thời điểm xác nhận cấp giấy vốn pháp định
Giấy xác nhận vốn pháp định sẽ được cấp cho doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập.
- Vốn pháp định khác với vốn góp của các chủ sở hữu khác và vốn kinh doanh
Theo quy định của pháp luật thì vốn pháp định thường nhỏ hơn hoặc bằng vốn góp, vốn kinh doanh. Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể mà có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh. Tuy nhiên cũng có một số ngành nghề kinh doanh còn việc đăng ký thì còn cần phải ký quỹ. Việc ký quỹ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, doanh nghiệp được đảm bảo.
3.Điều kiện về vốn pháp định
Việc pháp luật quy định vốn pháp định trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định không phải là một quy định xâm phạm quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm của các chủ thể kinh doanh, mà mục đích, ý nghĩa của pháp luật khi quy định về vốn pháp định là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng, khách hàng và các đối tác hoạt động trong lĩnh vực đó. Có thể nói, những ngành mà pháp luật đặt ra quy định về vốn pháp định là những ngành nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của đất nước và có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của người dân như là kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh bất động sản,..
Việc quy định vốn pháp định là một trong những biện pháp để các doanh nghiệp chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy được rằng mình đủ tiềm lực về kinh tế để kinh doanh trong lĩnh vực này, đủ tiềm lực để có thể đảm bảo an toàn, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, cơ quan xác nhận mức vốn pháp định phải luôn giám sát số vốn sở hữu của Doanh nghiệp để cảnh báo cho người tiêu dùng và chủ nợ khi vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm sút dưới mức vốn pháp định và kịp thời có biện pháp quản lý cần thiết khi số vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp giảm dưới mức vốn pháp định cũng như người tiêu dùng, chủ nợ, đối tác cân nhắc khi thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp trên để đảm bảo an toàn nguồn tiền, tài sản của chính mình.
Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.
Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.
STT |
Ngành nghề |
Văn bản |
Vốn pháp định |
Đối tượng |
1 |
Dịch vụ bảo vệ | Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP | 1.000.000 USD | Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam |
2 |
Bán hàng đa cấp | Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP | 10 tỷ đồng | |
3 | Sở Giao dịch hàng hóa | Điều 8 Nghị định 51/2018/NĐ-CP | 150 tỷ đồng | |
Điều 17 Nghị định 51/2018/NĐ-CP | 5 tỷ đồng | Thành viên môi giới | ||
Điều 21 Nghị định 51/2018/NĐ-CP | 75 tỷ đồng | Thành viên kinh doanh | ||
4 |
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh | Điều 23 Nghị định 68/2018/NĐ-CP | Ký quỹ 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi | |
5 |
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt | Điều 24 Nghị định 68/2018/NĐ-CP | Ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. | |
8 |
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng | Điều 25 Nghị định 68/2018/NĐ-CP | Ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. | |
9 |
Thành lập trường trung cấp sư phạm | Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP | Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ đồng | |
10 |
Thành lập trường cao đẳng sư phạm | Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP | Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 100 tỷ đồng | |
11 |
Thành lập trường đại học tư thục | Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP | Trên 500 tỷ đồng | |
12 |
Cho thuê lại lao động | Điều 05 Nghị định 29/2019/NĐ-CP | Ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam | |
13 |
Dịch vụ việc làm | Điều 10 Nghị định 52/2014/NĐ-CP | Ký quỹ 300 triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính | |
14 |
Kinh doanh bất động sản | Điều 03 Nghị định 76/2015/NĐ-CP | 20 tỷ đồng | |
15 |
Văn phòng Thừa phát | Điều 18 Nghị định 61/2009/NĐ-CP | Ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng | |
16 |
Kinh doanh sản xuất phim | Điều 03 Nghị định 142/2018/NĐ-CP | 200 triệu đồng | |
17 |
Kinh doanh dịch vụ lữ hành | Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP | 100 triệu đồng | Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa |
250 triệu đồng | Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam | |||
500 triệu đồng | Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài | |||
500 triệu đồng | Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài | |||
18 |
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ | Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP | 2 tỷ đồng | |
19 |
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm | Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | Tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép | Tổ chức nước ngoài |
|
Tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép | Tổ chức Việt Nam | ||
20 |
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe | Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | 300 tỷ | |
21 |
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh | 350 tỷ | ||
22 |
Kinh doanh bảo phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh | 400 tỷ | ||
23 |
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe | Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | 600 tỷ | |
24 |
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí | 800 tỷ | ||
25 |
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí | 1000 tỷ | ||
26 |
Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe | Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | 300 tỷ | |
27 |
Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe | Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | 400 tỷ | |
28 |
Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe | 700 tỷ | ||
29 |
Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe | 1100 tỷ | ||
30 |
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm | Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | 4 tỷ | |
31 |
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm | 8 tỷ | ||
32 |
Kinh doanh vận chuyển hàng không | Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP | 700 tỷ | Khai thác đến 10 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế |
33 |
300 tỷ | Khai thác đến 10 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa | ||
34 |
Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP | 1.000 tỷ | Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế | |
35 |
600 tỷ | Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa | ||
36 |
Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP | 1.300 tỷ | Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế | |
37 |
700 tỷ | Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa | ||
38 |
Kinh doanh cảng hàng không | Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP | 100 tỷ | cảng hàng không nội địa |
39 |
200 tỷ | cảng hàng không quốc tế | ||
40 |
Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách | Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP | 30 tỷ | |
41 |
Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa | 30 tỷ | ||
42 |
Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu | 30 tỷ | ||
43 |
Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển | Điều 04 Nghị định 147/2018/NĐ-CP | 50 tỷ | |
44 |
Hoạt động thông tin tín dụng | Điều 01 Nghị định 57/2016/NĐ-CP | 30 tỷ | |
45 |
Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ | Điều 06 Nghị định 69/2016/NĐ-CP | 5 tỷ | |
46 |
Kinh doanh hoạt động mua bán nợ | Điều 07 Nghị định 69/2016/NĐ-CP | 100 tỷ | |
47 |
Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ | Điều 08 Nghị định 69/2016/NĐ-CP | 500 tỷ | |
48 |
Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng | Điều 05 Nghị định 84/2016/NĐ-CP | 6 tỷ | |
49 |
Môi giới chứng khoán | Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP | 25 tỷ | |
50 |
Tự doanh chứng khoán | 50 tỷ | ||
51 |
Bảo lãnh phát hành chứng khoán | 165 tỷ | ||
52 |
Tư vấn đầu tư chứng khoán | 10 tỷ | ||
53 |
công ty quản lý quỹ tại Việt Nam, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam | Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP | 25 tỷ | |
54 |
Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng | Điều 79 Nghị định 58/2012/NĐ-CP | 50 tỷ | |
55 |
Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ | Điều 87 Nghị định 58/2012/NĐ-CP | 50 tỷ |
Nội dung bài viết:
Bình luận