Bệnh tim mạch là bệnh liên quan đến sự hoạt động quá sức của tim và gây suy yếu khả năng làm việc của tim tiêu biểu như các bệnh: bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim. Bệnh tim mạch còn gây ra sự gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến các cơ quan trong cơ thể khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động và phá hủy trực tiếp đến từng bộ phận dẫn đến tử vong. Hiện nay, số lượng của các cơ sở khám, chữa bệnh đặc biệt là phòng khám chuyên khoa tim mạch ở Hải Phòng xuất hiện ngày một nhiều để đáp ứng nhu cầu về khám, chữa bệnh ngày một tăng cao của người dân, vậy điều kiện và thủ tục để mở phòng khám tim mạch ở Hải Phòng là gì?
Điều kiện và thủ tục mở phòng khám tim mạch Hải Phòng 2023
1. Về điều kiện mở phòng tim mạch tại Hải Phòng
1. Được thành lập hợp pháp:
Phòng khám tư nhân được thành lập hợp pháp theo luật định thì phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận được phép đầu tư vào Việt Nam.
2. Được phép hoạt động:
Phòng khám tư nhân phải có Giấy phép hoạt động do Giám đốc Sở Y tế cấp. Để được cấp giấy phép hoạt động thì phòng khám tư nhân phải đáp ứng những điều kiện chung sau:
- Đáp ứng được đầy đủ các quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về cơ sở khám, chữa bệnh.
- Có đủ số lượng người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám tư nhân phải có ít nhất 36 tháng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
3. Đối với phòng khám tim mạch:
- Cơ sở vật chất:
- Xây dựng và thiết kế: Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình; Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật
- Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.
- Thiết bị y tế:
- Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt hoạt động của chuyên môn tim mạch
- Có đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa và hộp thuốc chống sốc.
- Người đứng đầu phòng khám chuyên khoa phải có bằng cấp chuyên môn phù hợp với phòng khám chuyên khoa đã đăng ký.
- Đặc biệt chú ý về điều kiện được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người mở phòng khám tư nhân (người đứng đầu phòng khám) hoặc những người làm việc cơ hữu tại phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề. Những điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề gồm:
- Có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam cấp hoặc công nhận.
- Ngoại trừ lương y, người khám, chữa bệnh có phương pháp gia truyền hay có bài thuốc gia truyền thì để được cấp chứng chỉ cần có văn bản xác nhận thời gian thực hành về cả trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
- Có đủ điều kiện về sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Không thuộc trường hợp bị Tòa án ra quyết định, bản án mà có nội dung cấm hành nghề, làm việc chuyên môn về y, dược; vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự mà đang trong thời gian truy tố, xét xử hay thực hiện án phạt tù, bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh; vi phạm và đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; bị Tòa án tuyên là mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Nếu trong trường hợp là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài nay về Việt Nam thành lập phòng khám tư nhân thì cần đáp ứng thêm điều kiện: sử dụng được ngôn ngữ Việt Nam trong việc khám bệnh, chữa bệnh; có lý lịch tư pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước sở tại cấp; có giấy phép lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
- Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.
2. Thủ tục mở phòng khám tim mạch tại Hải Phòng
1. Hồ sơ mở phòng khám tim mạch tại Hải Phòng bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
- Giấy xác nhận quá trình công tác
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn tim mạch: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn tim mạch, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành - Hợp đồng thu gom rác thải y tế nguy hại
- Hệ thống xử lý nước thải
2. Quy trình mở phòng khám tim mạch tại Đà Nẵng:
Bước 1: Cơ sở khám bệnh chữa bệnh Tim mạch có yêu cầu cấp giấy phép hoạt động nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Y tế tỉnh Hải Phòng
Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động và và gửi lại cho cơ sở đề nghị cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Quy định
Bước 3: Trong khoảng thời gian tối đa 03 tháng kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở đề nghị hoặc trả lời lý do cụ thể với cơ sở không đủ điều kiện cấp giấy phép
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phòng khám Kỹ thuật tim mạch chưa hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm đưa văn bản thông báo trả lời trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Văn bản thông báo nêu cụ thể là bổ sung và sửa đổi những gì. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
Nội dung bài viết:
Bình luận