Châm cứu bấm huyệt là một trong những cách trị bệnh rất được mọi người yêu thích. Lý do là châm cứu chữa bệnh rất an toàn và đem lại hiệu quả ngay tức thời. Nếu so sánh với dùng thuốc, thì châm cứu được cho là phương án tối ưu hơn trong điều trị các chứng nhức đầu, đau lưng đau vai gáy, mất ngủ, tai biến. Vì vậy mà ngày nay số lượng của các cơ sở châm cứu bấm huyệt ngày một nhiều. vậy điều kiện và thủ tục để mở cơ sở châm cứu bấm huyệt tại Hà Nội là gì?
Điều kiện và thủ tục mở cơ sở châm cứu bấm huyệt tại Hà Nội 2023
1. Về điều kiện mở phòng châm cứu bấm huyệt tại Hà Nội
1. Được thành lập hợp pháp:
Phòng khám tư nhân được thành lập hợp pháp theo luật định thì phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận được phép đầu tư vào Việt Nam.
2. Được phép hoạt động:
Phòng khám tư nhân phải có Giấy phép hoạt động do Giám đốc Sở Y tế cấp. Để được cấp giấy phép hoạt động thì phòng khám tư nhân phải đáp ứng những điều kiện chung sau:
- Đáp ứng được đầy đủ các quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về cơ sở khám, chữa bệnh.
- Có đủ số lượng người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám tư nhân phải có ít nhất 36 tháng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
3. Đối với phòng khám châm cứu bấm huyệt:
- Cơ sở vật chất:
- Xây dựng và thiết kế: Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình; Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh
- Có giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt
- Có đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt
- Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm
- Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.
- Thiết bị y tế:
- Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt hoạt động của chuyên môn châm cứu bấm huyệt
- Có đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa và hộp thuốc chống sốc.
- Người đứng đầu phòng khám chuyên khoa phải có bằng cấp chuyên môn phù hợp với phòng khám chuyên khoa đã đăng ký.
- Ngươi đứng đầu phòng khám hay còn gọi là người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám trước pháp luật phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Về bằng cấp: người đứng đầu phải là bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
- Phải có chứng chỉ hành nghề (chuyên khoa khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền)
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc 48 tháng đối với y sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
- Là người hành nghề cơ hữu (làm việc toàn thời gian) tại phòng khám
- Những người làm việc tại phòng khám: Người làm việc tại phòng khám nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có bằng cấp chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
2. Thủ tục mở phòng khám châm cứu bấm huyệt tại Hà Nội
1. Hồ sơ mở phòng khám châm cứu bấm huyệt tại Hà Nội bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở châm cứu, bấm huyệt bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn châm cứu bấm huyệt: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn châm cứu bấm huyệt, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
2. Quy trình mở phòng khám châm cứu bấm huyệt tại Hà Nội:
Bước 1: Cơ sở khám bệnh chữa bệnh Châm cứu bấm huyệt có yêu cầu cấp giấy phép hoạt động nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Y tế tỉnh Hà Nội
Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động và và gửi lại cho cơ sở đề nghị cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Quy định
Bước 3: Trong khoảng thời gian tối đa 03 tháng kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở đề nghị hoặc trả lời lý do cụ thể với cơ sở không đủ điều kiện cấp giấy phép
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phòng khám Kỹ thuật châm cứu bấm huyệt chưa hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm đưa văn bản thông báo trả lời trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Văn bản thông báo nêu cụ thể là bổ sung và sửa đổi những gì. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
3. Các câu hỏi thường gặp.
Điều kiện để mở phòng khám đông y như thế nào?
Mở phòng khám đông y cần đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cơ bản sau:
- Địa điểm mở phòng khám: Có địa chỉ cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, đảm bảo ánh sáng, trần chống bụi, tường nên nền nhà có thể dễ dàng vệ sinh, tẩy rửa.
- Nơi tiếp đón bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có diện tích tối thiểu là 10m2
- Nơi đăng ký hoạt động châm cứu, xoa bóp, bấm chuyệt,… thì phòng khám phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường điều trị có diện tích tối thiểu 5m2 một giường.
Điều kiện về trang thiết bị phòng khám như thế nào?
Nếu đăng ký hoạt động khám bệnh có kê đơn, bốc thuốc thì phòng khám phải có:
- Tủ thuốc, các vị thuốc đựng trong ô kéo hoặc chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trắng có nắp và được ghi rõ tên vị thuốc bên ngoài.
- Cân thuốc đo thuốc
- Phân các vị thuốc theo thang, giấy gói thuốc (không dùng báo, giấy viết chữ dể gói)
Hoạt động châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt phòng khám đông y cần có những gì?
- Có giường châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.
- Có đủ dụng cụ châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.
- Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.
Thời hạn xem xét hồ sơ?
- Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở xin cấp GPHĐ. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
✅ Thủ tục: | ⭕ Mở Cơ Sở Châm Cứu Bấm Huyệt Tại Hà Nội |
✅ Cập nhật: | ⭐ 2022 |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận