Quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế...Tất cả điều kiện và thủ tục làm đại lý thu đổi ngoại tệ cập nhật năm 2020 sẽ được công ty ACC tư vấn như sau.
Ngoại tệ có nghĩa là đồng tiền của nước ngoài. Đồng tiền này không được ngân hàng trung ương của nước sở tại phát hành. Nhưng vẫn được dùng để thanh toán, lưu thông, mậu dịch trên toàn thế giới.
Theo đó, kinh doanh ngoại tệ, đại lý thu đổi ngoại tệ (ngoại hối) có thể hiểu là hình thức đầu tư tài chính vào một loại tiền tệ, mua hoặc bán loại tiền tệ này để đổi lấy loại tiền tệ khác nhằm thu lợi nhuận từ mức chênh lệch điểm số mang lại.
1. Điều kiện kinh doanh của đại lý thu đổi ngoại tệ:
Đối với các tổ chức khác không phải tổ chức tín dụng thì việc kinh doanh ngoại tệ phải đáp ứng chặt chẽ các điều kiện cụ thể đối với từng hình thức kinh doanh. Về điều kiện kinh doanh của đại lý đổi ngoại tệ được nêu tại điều 4 Nghị định 89/2016/NÐ-CP (được sửa đổi bởi nghị định 16/2019/NĐ-CP) quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế, cụ thể như sau:
Tổ chức kinh tế chỉ được thực hiện hoạt động đại lý thu đổi ngoại tệ sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ:
- Có địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ tại một hoặc nhiều địa điểm theo quy định sau:
a) Cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 sao trở lên.
b) Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy).
c) Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài được cấp phép theo quy định pháp luật.
d) Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam.
đ) Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có khách nước ngoài tham quan, mua sắm. - Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ; tại nơi giao dịch phải có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi ngoại tệ.
- Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ.
- Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép.
Như vậy, theo quy định mới tại nghị định 16/2019/NĐ-CP, điều kiện về việc thành lập, đăng ký kinh doanh; điều kiện về cơ sở vật chất; Điều kiện về xác nhận kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên đại lý phải được ngân hàng nhà nước cấp đã bị bãi bỏ. Thay vào đó, hiện nay, Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép.
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đại lý thu đổi ngoại tệ:
2.1 Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức kinh tế gửi 01 (một) bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức kinh tế đặt đại lý đổi ngoại tệ.
- Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính có văn bản thông báo rõ lý do.
2.2 Cách thức thực hiện:
- Trụ sở cơ quan hành chính (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa);
- Qua đường bưu điện (dịch vụ bưu chính công ích).
2.3 Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị chấp thuận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 01 Thông tư số 11/2016/TT-NHNN).
- Văn bản cam kết của tổ chức kinh tế kèm bản sao giấy tờ chứng minh (nếu có) về việc đặt đại lý đổi ngoại tệ tại địa điểm theo quy định của Chính phủ về điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ; cam kết của tổ chức kinh tế về việc chỉ làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép.
- Bản sao giấy tờ chứng minh việc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ khác tương đương theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo về tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đổi ngoại tệ;
- Giấy xác nhận do tổ chức tín dụng ủy quyền cấp cho nhân viên trực tiếp làm ở đại lý đổi ngoại tệ, trong đó xác nhận nhân viên đã được đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận biết ngoại tệ thật, giả.
- Quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ bao gồm các nội dung chính sau: có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ; việc ghi chép, xuất hóa đơn cho khách hàng, lưu giữ chứng từ, hóa đơn, sổ sách; chế độ hạch toán, kế toán; chế độ báo cáo.
- Bản sao hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ ký với tổ chức tín dụng ủy quyền, bao gồm những nội dung chính sau:
(i) Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính, số điện thoại cần liên hệ của các bên ký kết hợp đồng.
(ii) Tên, địa chỉ các đại lý đổi ngoại tệ.
(iii) Quy định đại lý đổi ngoại tệ chỉ được mua ngoại tệ bằng tiền mặt (trừ các đại lý đặt ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế) và bán lại số ngoại tệ tiền mặt đổi được (ngoài số ngoại tệ tồn quỹ được để lại) cho tổ chức tín dụng ủy quyền.
(iv) Quy định về nguyên tắc xác định tỷ giá mua, bán (đối với đại lý đặt ở các khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế) đối với khách hàng và tỷ giá bán lại ngoại tệ tiền mặt cho tổ chức tín dụng ủy quyền phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối; quy định các loại phí hoa hồng đại lý (nếu có).
(v) Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, trong đó quy định rõ đại lý đổi ngoại tệ phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ; quy định định kỳ tổ chức tín dụng ủy quyền phải kiểm tra hoạt động của các đại lý để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng và các quy định của pháp luật.
(vi) Thỏa thuận về mức tồn quỹ được để lại và thời hạn phải bán số ngoại tệ tiền mặt mua được cho tổ chức tín dụng ủy quyền.
2.4 Số bộ hồ sơ: 01 bộ
2.5 Thời hạn giải quyết:
30 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.6 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức kinh tế.
2.7 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.8 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ.
2.9 Lệ phí: Không có
2.10 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị chấp thuận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 01 Thông tư số 11/2016/TT-NHNN).
Nội dung bài viết:
Bình luận