Sản xuất mỹ phẩm handmade là ngành nghề thu hút nhiều người kinh doanh hiện nay. ACC xin giới thiệu Điều kiện và thủ tục kinh doanh sản xuất mỹ phẩm handmade.
Kinh doanh mỹ phẩm không còn là cụm từ quá xa lạ với chúng ta, thậm chí ngành nghề này càng ngày càng phát triển và thu hút vốn đầu tư nhiều hơn.
Để bắt đầu kinh doanh sản xuất mỹ phẩm, người kinh doanh cần chuẩn bị nhiều yếu tố, trong đó có các điều kiện để sản xuất và thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật. Dưới đây sẽ là một số thông tin cần thiết cho những người mới bắt đầu.
Điều kiện và thủ tục kinh doanh sản xuất mỹ phẩm handmade
1. Sản xuất mỹ phẩm handmade là gì?
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2016/NĐ-CP của Chính phủ định nghĩa:
“Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.”
Sản xuất mỹ phẩm handmade hay còn gọi là mỹ phẩm tự chế là sản xuất bởi cá nhân tại nhà, hoặc tại cơ sở sản xuất mỹ phẩm của người kinh doanh. Các sản phẩm này phải đảm bảo các tính chất mà Khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định.
>>>>>> Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về đăng ký kinh doanh có thể tham khảo bài viết: Thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định mới (Cập nhật 2023)
2. Điều kiện kinh doanh sản xuất mỹ phẩm handmade
Kinh doanh sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, để đăng ký sản xuất mỹ phẩm handmade, người kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với ngành nghề này.
Để kinh doanh sản xuất mỹ phẩm, cơ sơ sản xuất mỹ phẩm phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm sẽ được cấp nếu cơ sở sản xuất đáp ứng các điều kiện được quy định tại Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Cụ thể:
Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
- Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
- Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất phải có tiêu chuẩn chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
- Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
- Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;
- Có hệ thống lưu giữ hồ sơ tài liệu.
3. Thủ tục kinh doanh sản xuất mỹ phẩm handmade
Để bắt đầu kinh doanh sản xuất mỹ phẩm handmade, người kinh doanh cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh sản xuất mỹ phẩm handmade.
- Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
- Bước 3: Công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm handmade.
Trình tự các bước được thực hiện như sau:
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp kinh doanh sản xuất mỹ phẩm handmade
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ doanh nghiệp
- Danh sách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần.
- Cung cấp bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên hoặc cổ đông là cá nhân, cung cấp bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên hoặc cổ đông là tổ chức. Đồng thời cần có bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó.
- Giấy ủy quyền cho Công ty Luật và các giấy tờ cần thiết khác.
Địa điểm nộp hồ sơ: Sở kế hoạch và đầu tư tại nơi muốn mở xưởng, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Sau khi cơ quan đầu tư xem xét và duyệt hồ sơ, chủ doanh nghiệp sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo mẫu.
- Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất.
- Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất.
- Danh mục các mặt hàng đang sản xuất hoặc dự kiến sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng của từng mặt hàng.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Y tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày kêt từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phí thẩm định theo quy định, Sở Y tế tiến hành kiêm tra cơ sở sản xuất và câp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Trường hợp nếu không cấp giấy chứng nhận hoặc yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục cần thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm có thể kinh doanh hợp pháp ngành nghề trên.
Bước 3: Công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm handmade.
Hồ sơ công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm handmade bao gồm:
- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của nhà sản xuất có chức năng sản xuất mỹ phẩm (bản sao có công chứng, chứng thực tại Việt Nam).
- Công thức: Ghi đầy đủ các thành phần cấu tạo; ghi rõ nồng độ, hàm lượng hoặc tỷ lệ phần trăm của từng thành phần.
- Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử .
- Dữ liệu kỹ thuật hoặc dữ liệu lâm sàng để chứng minh những công dụng đặc biệt của sản phẩm (nếu có).
- Tài liệu nghiên cứu độ ổn định.
- Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm về việc công thức sản phẩm không có các chất cấm và tuân thủ theo giới hạn về hàm lượng của những chất bị hạn chế và sản xuất đúng công thức đã công bố.
- Hồ sơ đăng ký lưu hành mỹ phẩm, đăng ký cấp lại sổ đăng ký lưu hành mỹ phẩm, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm sản xuất trong nước được nộp tại sở Y tế nới doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Y tế nơi doanh nghiệp kinh doanh sản xuất mỹ phẩm đặt trụ sở.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Trường hợp hồ sơ công bố chưa đáp ứng theo quy định của Thông tư này thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố biết các nội dung chưa đáp ứng để sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nêu cụ thể các nội dung chưa đáp ứng).
Câu hỏi thường gặp
Sản xuất mỹ phẩm handmade là gì?
Sản xuất mỹ phẩm handmade hay còn gọi là mỹ phẩm tự chế là sản xuất bởi cá nhân tại nhà, hoặc tại cơ sở sản xuất mỹ phẩm của người kinh doanh.
Có phải công bố mỹ phẩm handmade không?
– Căn cứ theo Thông tư 06/2011/TT-BYT, cụ thể tại Điều 2 quy định như sau:
“Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người cụ thể là trên bộ phận da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài, hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt…”
Như vậy các sản phẩm mỹ phẩm như: dầu gội đầu, kem dưỡng da, sữa tắm, kem tẩy da chết, mặt nạ… đều được coi là sản phẩm mỹ phẩm và phải công bố mỹ phẩm mới được phép lưu hành;
Điều kiện về cơ sở vật chất để sản xuất mỹ phẩm handmade ra sao?
- Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
- Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
Trên đây là toàn bộ thông tin do ACC cung cấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận