Điều kiện và thủ tục kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm năm 2023

Xếp hạng tín nhiệm là việc đánh giá khả năng trả nợ của người đi vay nói chung hoặc đối với một khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính cụ thể nào đó. Xếp hạng tín nhiệm có thể áp dụng đối với bất kỳ tổ chức nào đang muốn mượn tiền - cá nhân, công ty, nhà nước hoặc chính quyền tỉnh, hoặc chính phủ. Các cơ quan xếp hạng này được yêu cầu bởi một tổ chức đang tìm kiếm dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho bản thân hoặc một trong các vấn đề nợ của mình. Bài viêt sau đây của ACC xin cung cấp một số thông tin cần thiết.

Điều Kiện Và Thủ Tục Kinh Doanh Dịch Vụ Xếp Hạng Tín Nhiệm
Điều Kiện Và Thủ Tục Kinh Doanh Dịch Vụ Xếp Hạng Tín Nhiệm

1. Các loại hình doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh.

Lưu ý: Các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm thì không được phép sử dụng cụm từ “xếp hạng tín nhiệm” hoặc các cụm từ khác có nội hàm như “xếp hạng tín nhiệm” trong tên gọi.

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về loại hình doanh nghiệp quy định tại Nghị định này.
  • Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định tại Điều 11 Nghị định này.
  • Cổ đông hoặc thành viên góp vốn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.
  • Có Tổng giám đốc hoặc Giám đốc đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này.
  • Có tối thiểu năm (05) người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm quy định tại Điều 20 Nghị định này.
  • Có tối thiểu mười (10) người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện chuyên viên phân tích quy định tại Điều 21 Nghị định này.
  • Có các quy trình nghiệp vụ đáp ứng quy định tại Điều 31 Nghị định này và văn bản cam kết thực hiện các quy trình nghiệp vụ khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
  • Có phương án kinh doanh bao gồm các nội dung cơ bản sau:
    • Kế hoạch kinh doanh;
    • Dự kiến doanh thu và chi phí hoạt động;
    • Kế hoạch nhân sự;
    • Dự kiến các nguồn dữ liệu sử dụng.
  • Có trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
  • Phù hợp với quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm

Bước 1 chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản in từ Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia).
  • Thông tin về cổ đông hoặc thành viên góp vốn:
    • Danh sách cổ đông với số vốn điều lệ thực góp và tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp của từng cổ đông;
    • Tài liệu chứng minh vốn điều lệ thực góp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này và cơ cấu cổ đông hoặc thành viên góp vốn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.
    • Điều lệ doanh nghiệp.
  • Tài liệu chứng minh Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này, bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
    • Bản sao hợp đồng lao động có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    • Bản sao các văn bằng, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ chuyên môn có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc;
    • Bản sao phiếu lý lịch tư pháp có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tài liệu chứng minh có đủ số lượng người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện về thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm quy định tại Điều 20 Nghị định này và chuyên viên phân tích quy định tại Điều 21 Nghị định này.
  • Dự thảo các quy trình nghiệp vụ đáp ứng quy định tại Điều 31 Nghị định này.
  • Phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Địa chỉ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.

Bước 2 nộp hồ sơ

  • Doanh nghiệp nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
  • Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu (nếu có) và gửi năm (05) bộ hồ sơ chính thức để thẩm định.
  • Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan thẩm định, xem xét hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp từ chối, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

4. Sử dụng dịch vụ của ACC có lợi ích gì?

Tự hào là đơn vị hàng đầu về làm thủ tục xin cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.

Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.

Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.

Ký kết hợp hợp đồng và tiến hành soạn thảo những hồ sơ liên quan trong vòng 03 ngày nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo