Điều kiện và thủ tục kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình (Cập nhật 2024)

Để kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng cần có điều kiện gì? Thủ tục để bắt đầu kinh doanh? ACC sẽ trả lời tất cả các thắc mắc thông qua bài viết Điều kiện và thủ tục kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình.

Điều kiện và thủ tục kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình
Điều kiện và thủ tục kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình

1. Thi công xây dựng công trình là gì?

Căn cứ vào Điều 3 Luật Xây dựng 2014:

Thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng

* Căn cứ pháp lý:

  • Luật Xây dựng năm 2014;
  • Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư.

* Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình

  • Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng.
  • Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.
  • Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình.

* Điều kiện về chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình

Hạng I:

  • Có ít nhất 3 (ba) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng I cùng loại công trình xây dựng;
  • Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 3 (ba) năm đối với trình độ đại học, 5 (năm) năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
  • Có ít nhất 15 (mười lăm) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
  • Có ít nhất 30 (ba mươi) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;
  • Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại.

Hạng II:

  • Có ít nhất 2 (hai) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng II cùng loại công trình xây dựng;
  • Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 3 (ba) năm;
  • Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
  • Có ít nhất 20 (hai mươi) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại.

Hạng III:

  • Có ít nhất 1 (một) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng III cùng loại công trình xây dựng;
  • Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
  • Có ít nhất 5 (năm) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
  • Có ít nhất 5 (năm) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

      Phạm vi hoạt động:

  • Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;
  • Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
  • Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

Điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trường

Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

  • Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
  • Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
  • Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III; đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.

    Phạm vi hoạt động:

  • Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường mọi cấp công trình cùng loại;
  • Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp II cùng loại trở xuống;
  • Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp III, cấp IV cùng loại

3. Thủ tục kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng

Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng dưới hình thức Doanh nghiệp được quy định tại Điều 27 Luật doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Thứ nhất,nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Chủ kinh doanh nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Nội dung bao gồm: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; ngành, nghề kinh doanh; vốn điều lệ, hoặc vốn đầu tư đối doanh nghiệp tư nhân; các thông tin về cổ phần nếu là công ty cổ phần; thông tin đăng ký thuế; số lượng lao động; thông tin liên quan đến chủ doanh nghiệp hoặc thành viên của doanh nghiệp (Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn).
  • Điều lệ công ty (doanh nghiệp tư nhân không cần có điều lệ).
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức.

Thứ hai,tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện bằng việc Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình, đồng thời trao cho chủ kinh doanh Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ.

Thứ ba,xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thi công xây dựng công trình là gì - quản lý thi công xây dựng công trình - nhật ký thi công xây dựng công trình - tổ chức thi công xây dựng công trình - nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định - quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình - thông báo thi công xây dựng công trình - báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình - báo cáo giám sát thi công xây dựng công trình - trình tự các bước thi công xây dựng công trình - mẫu báo cáo giám sát thi công xây dựng công trình - mẫu báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình - chứng chỉ thi công xây dựng công trình - chi phí giám sát thi công xây dựng công trình - chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình - kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình - nội dung giám sát thi công xây dựng công trình - hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình - điều kiện thi công xây dựng công trình - định nghĩa thi công xây dựng công trình - giám sát thi công xây dựng công trình - giấy phép thi công xây dựng công trình - quản lý thi công xây dựng - mã ngành thi công xây dựng công trình - yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình do ACC cung cấp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (347 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo