Điều kiện và thủ tục kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới (Thủ tục 2023)

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển ôtô, xe máy… phải mang theo bên mình khi tham gia giao thông. Kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới với mục đích sinh lời là xu thế hiện nay. Công ty ACC sẽ tư vấn cho khách hàng muốn kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới về các điều kiện và thủ tục năm 2023.

Điều Kiện Và Thủ Tục Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới
Điều Kiện Và Thủ Tục Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu chủ xe không mang theo Giấy chứng nhận hoặc giấy không còn hiệu lực sẽ bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ; ôtô từ 400.000đ đến 600.000đ.

Rõ ràng, việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là vô cùng cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực cho chủ xe cũng như xã hội.

Đây cũng là cách tốt nhất để thể hiện chủ xe là công dân gương mẫu tuân thủ luật pháp, vừa tránh được các khoản phạt khi tham gia lưu thông trên đường, và đặc biệt là bảo vệ bản thân trước các rủi ro tài chính, đảm bảo nghĩa vụ khắc phục hậu quả nếu điều không may xảy đến.

Mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hiện nay chỉ ở mức 60.000 đồng/năm đối với xe máy và từ 437.000 đồng/năm trở lên đối với ôtô tùy theo mục đích sử dụng xe.

1. Bảo hiểm xe ô tô là gì?

Bảo hiểm ô tô là loại bảo hiểm kết hợp nhiều loại hình bảo hiểm bao gồm cả về con người, tài sản, hàng hóa vận chuyển có liên quan đến xe ô tô.

Bảo hiểm ô tô bắt buộc là loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tất cả các chủ sở hữu xe ô tô đều phải tham gia theo quy định. Bởi nếu bị cảnh sát giao thông, cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra mà chủ sở hữu xe không có bảo hiểm ô tô bắt buộc thì sẽ bị coi là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

Ngoài ra, khi mua bảo hiểm ô tô bắt buộc dù ở bất cứ đâu thì bạn cũng nên đọc thêm các quy định và các phạm vi bảo hiểm, điểm loại trừ của bảo hiểm bắt buộc ô tô này để được công ty bảo hiểm chi trả bồi thường.

Mức phí bảo hiểm ô tô bắt buộc sẽ là khác nhau đối với từng loại xe chuyên dụng, thông thường, trọng tải, số ghế ngồi.

Trên thị trường bảo hiểm ôtô hiện nay có 4 hình thức bảo hiểm phổ biến gồm: bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe, bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe.

Trong đó, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là loại hình mà tất cả cá nhân hay tổ chức nào sở hữu xe hơi đều phải mua theo luật pháp Việt Nam. 3 loại hình bảo hiểm còn lại hoàn toàn do khách hàng tự nguyện theo thỏa thuận với các công ty bảo hiểm.

2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô :

Bảo hiểm thay mặt bồi thường cho bên thứ ba những thiệt hại về tài sản và con người do chiếc xe của quý khách tham gia giao thông gây ra.

  • Đối tượng tham gia :

Tất cả các chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam.

  • Phạm vi bảo hiểm :

Bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe 2 thiệt hại chính:

Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

  • Các phạm vi loại trừ bảo hiểm:

Người bị thiệt cố ý gây thiệt hại.

Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy.

Giấy phép lái xe không hợp lệ.

Gây ra hậu quả gián tiếp thừ thiệt hại.

Thiệt hại từ tài sản bị mất cắp hoặc cướp sau tai nạn.

Các hoạt động bất khả kháng như động đất, khủng bố.

Các loại tài sản đặc biệt như: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ...

  • Quyền lợi :

Mức trách nhiệm bảo hiểm xe ô tô bắt buộc:

Đối với thiệt hại về người: 100.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn.

Đối với thiệt hại về tài sản: 100.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.

Ngoài ra, biểu phí trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô cũng đã được quy định cụ thể với các loại: Xe ô tô không kinh doanh vận tải; Xe ô tô kinh doanh vận tải; và Xe ô tô chở hàng.

Biểu phí cũng phân ra cụ thể đối với các loại xe với chỗ ngồi và trọng tải khác nhau. Các loại xe tập lái, xe taxi, xe ô tô chuyên dùng cũng được phân biệt và quy định chi tiết.

3. Thủ tục, điều kiện phương thức kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới :

3.1 Điều kiện cần khi trở thành CTV/ Đại lý kinh doanh Bảo hiểm xe cơ giới:

  • Yêu thích kinh doanh, làm giàu.
  • Đã xem, tìm hiểu các thông tin liên quan trên internet.
  • Nghiêm túc với công việc, muốn gắn bó lâu dài.
  • Làm việc có trách nhiệm, hiểu và tôn trọng quyền lợi của khách hàng.
  • Có cửa hàng kinh doanh, biết bán hàng online, có mối quan hệ rộng và khả năng thuyết phục là lợi thế.
  • Hồ sơ đăng ký: bản photocopy CMT/ thẻ Sinh viên/ Hộ khẩu (nếu có)/ Hồ sơ xin việc…

3.2 Quyền lợi, mức chiết khấu, lợi nhuận là bao nhiêu?

  • Nâng cao kỹ năng bán hàng, khả năng thuyết trình…
  • Thời gian làm việc chủ động, không áp doanh số.
  • Hưởng mức chiết khấu cao theo lượng bảo hiểm bán được.
  • Lợi nhuận cao, phụ thuộc vào mức giá bạn bán và khả năng thuyết phục.

3.3 Còn chần chừ gì mà không bắt đầu kinh doanh bảo hiểm xe máy ngay khi:

  • Bảo hiểm xe cơ giới dễ tư vấn và bán được dễ dàng.
  • Phương thức kinh doanh đơn giản, không mất nhiều công sức.
  • Điều kiện để trở thành đại lý bán Bảo hiểm xe cơ giới không yêu cầu phức tạp.
  • Được hưởng mức chiết khấu cao cùng khoản lợi nhuận vô cùng hấp dẫn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (719 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo