Điều kiện và thủ tục hoạt động đại lý bảo hiểm sức khỏe 2023

Hiện nay, vấn đề sức khỏe cũng như tính mạng càng được người dân quan tâm, vì vậy, bên cạnh các loại bảo hiểm bắt buộc của nhà nước thì người dân còn có xu hướng sử dụng các loại bảo hiểm dịch vụ khác, trong đó có bảo hiểm sức khỏe. Theo đó, để đáp ứng nhu cầu trên, các đại lý kinh doanh bảo hiểm được thành lập nhiều hơn. Tuy nhiên, những “điều kiện và thủ tục hoạt động đại lý bảo hiểm sức khỏe” vẫn đang được nhiều người quan tâm. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn về vấn đề này theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều kiện và thủ tục hoạt động đại lý bảo hiểm sức khỏe
Điều kiện và thủ tục hoạt động đại lý bảo hiểm sức khỏe

1. Khái niệm đại lý bảo hiểm

Theo quy định tại Điều 84 Luật KDBH quy định: “Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” 

Đại lý bảo hiểm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc tiếp thị sản phẩm và thực hiện sắp xếp ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Đại lý bảo hiểm được coi như một bên trung gian giữa công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm nhân thọ. Vừa giúp cho công ty bảo hiểm tiếp cận và mang nhiều sản phẩm tối ưu quyền lợi đến với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Vừa giúp khách hàng giải đáp thắc mắc, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi bảo hiểm.

2. Điều kiện để hoạt động đại lý bảo hiểm sức khỏe

Đối với cá nhân

Hoạt động đại lý là hoạt động có điều kiện. Chỉ có người đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của pháp luật mới được hoạt động đại lý.

  • Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
  • Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ tài chính chấp thuận cấp. Bộ tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm.

Đối với tổ chức

Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
  • Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định của pháp luật.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vi phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.”

 

3. Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
  • Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
  • Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
  • Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.

4. Thủ tục đăng ký hoạt động đại lý bảo hiểm sức khỏe

  • Bước 1: Doanh nghiệp nộp 03 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm tới Bộ Tài chính.
  • Bước 2: Xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép.

  • Bước 3: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định.

5. Cơ quan có thẩm quyền

Bộ tài chính

6. Thời hạn giải quyết hồ sơ

  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: 21 ngày (Bộ Tài chính có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ).
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: 60 ngày (Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động)

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (441 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo