Điều Kiện Và Thủ Tục Công Bố Mỡ Động Vật Các Loại 2024

Ngày nay việc sản xuất, kinh doanh hay nhập khẩu  các sản phẩm  dầu mỡ động vật như heo, gà, cá hồi... ngày càng nhiều. Đặc biệt khi sử dụng mỡ động vật người tiêu dùng rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm vì sử dụng mỡ động vật ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Các chỉ tiêu kiểm định của cơ quan có thẩm quyền giúp khách hàng yên tâm và tin tưởng hơn đối với sản phẩm và sự uy tín với đối tác tạo sự cạnh tranh đối với các sản phẩm khác .Vì vậy thủ tục công bố chất lượng sản phẩm rất quan trọng đối với doanh nghiệp ngoài ra còn là thủ tục bắt buộc khi doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường.

 Điều Kiện Và Thủ Tục Công Bố Mỡ Động Vật Các Loại
Điều Kiện Và Thủ Tục Công Bố Mỡ Động Vật Các Loại

1. Điều kiện công bố mỡ động vật

  • Là sản phẩm nằm trong danh sách sản phẩm thực hiện công bố sản phẩm theo quy định tại nghị định 15/2018/ NĐ- CP .
  • Doanh nghiệp cam kết trung thực đối với kết quả công bố .
  • Sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định pháp luật .

2. Cách thức thực hiện công bố mỡ động vật

Bước 1 : Tiến hành kiếm nghiệm chất lượng dầu lạc .

  • Chuẩn bị mẫu dầu lạc
  • Lên chỉ tiêu kiểm nghiệm
  • Nộp hồ sơ kiểm nghiệm tại cơ sở được bộ ý tế công nhận
  • Thời gian kiểm nghiệm từ 05 đến 07 ngày làm việc .

Bước 2 chuẩn bị hồ sơ :

Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm đối với sản phẩm trong nước :

  • Bản tự công bố chất lượng sản phẩm theo mẫu
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do bộ y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo quy chuẩn tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế ( bản chính hoặc bản sao chứng thực).

Đối với sản phẩm mỡ nhập khẩu :

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép hộ kinh doanh .
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng ....
  • Bảng phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc kết quả kiểm nghiệm của nhà sản xuất cơ quan kiểm định ảnh độc lập hoặc mẫu sản phẩm nếu doanh nghiệp chưa kiểm nghiệm.
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm

Bước 3

  • Tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở

Bước 4: . Nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định .

  • Sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó .

 Một số lưu ý :

  • Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn.
  • Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó .
  • Các tài liệu trong hồ sơ phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trường hợp có tai liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố .
  • Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức , cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm, các trường hợp có sự thay đổi khác tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo ..

3. Dịch vụ tư vấn công bố mỡ động vật năm 2020 tại ACC.

Khi thực hiện thủ tục công bố mỡ động vật quý khách có thể gặp phải một số khó khăn nhất định Vậy để thực hiện thủ tục một cách dễ dàng Hãy lựa chọn một địa điểm cung cấp dịch vụ uy tín .chúng tôi giới thiệu đến bạn dịch vụ công bố mỡ động vật tại ACC với các bước sau:

Bước 1:  Tiếp nhận thông tin của khách hàng và tư vấn những vấn đề thắc mắc.

Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết khi thực hiện thủ tục, kiểm tra các giấy tờ pháp lý.

Bước 3: Đối với các sản phẩm chưa kiểm nghiệm. Tiến hành nhận mẫu kiểm nghiệm, soạn thảo các chỉ tiêu kiểm nghiệm thay mặt khách hàng gửi mẫu sản phẩm phân tích kiểm nghiệm và nhận kết quả .

Bước 4 :  Soạn thảo hồ sơ tự công bố và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Bước 5:  Theo dõi xử lý những vấn đề phát sinh và báo cáo kết quả trực tiếp cho khách hàng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (948 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo