Theo quy định, nhà nước thống nhất quản lý và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các điều kiện, quy định chặt chẽ của pháp luật.
Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
Di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về lĩnh vực văn hóa, khoa học và lịch sử, không những về mặt giá trị vật chất mà còn có ý nghĩa tinh thần to lớn. Chính bởi vậy, việc mua bán, trao đổi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được pháp luật chú trọng và hoạt động mua bán phải đáp ứng các điều kiện, quy định bắt buộc.
Đối với tổ chức và hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, khi thực hiện hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cần đáp ứng các điều kiện.
1. Điều kiện thực hiện hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
1.1 Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
- Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
- Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
- Có cửa hàng để trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
1.2 Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp;
- Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia khi trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao;
- Thực hiện và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để người mua tiến hành đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc xin giấy phép mang di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc loại được phép mang ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.
2. Điều kiện, thẩm quyền và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
2.1 Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
Để có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, chủ cửa hàng phải đáp ứng:
- Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất; hoặc là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo nêu trên và đã thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật;
- Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính.
2.2 Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành di sản văn hóa không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
2.3 Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
- Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
2.4 Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
- Chủ cửa hàng phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ;
- Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
2.4.1. Trình tự thực hiện:
- Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
2.4.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2.4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
- Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
2.4.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đủ điều kiện theo quy định.
2.4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2.4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Chứng chỉ hành nghề đủ điều kiện mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định.
2.4.8. Phí, lệ phí:
Không.
.
Nội dung bài viết:
Bình luận