Điều Kiện, Thủ Tục Và Quy Trình Mở Trại Trẻ Mồ Côi (Cập Nhật 2024)

Trẻ mồi côi là đối tượng cần được giúp đỡ và bảo trợ. Ngày nay trại trẻ mồ côi được thành lập ngày càng nhiều giúp các em có chỗ dựa về tinh thần và thể chất để hòa nhập vào cuộc sống. Vì vậy, bài viết này cung cấp các quy định về điều kiện và quy trình mở trại trẻ mồ côi cập nhật 2023

ACC là đơn vị chuyên cung cấp đầy đủ các quy định pháp luật trong điều kiện và quy trình mở trại trẻ mồ côi cập  nhật mới nhất 2022. Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết này.

Điều Kiện Và Quy Trình Mở Trại Trẻ Mồ Côi (Cập Nhật 2020)
Điều Kiện Và Quy Trình Mở Trại Trẻ Mồ Côi (Cập Nhật 2023)

Điều kiện và quy trình mở trại trẻ mồ côi (Cập nhật 2023)

1. Khái niệm về trại trẻ mồ côi

  • Trẻ mồ côi: Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được.
  • Trại trẻ mồ côi: Trại trẻ mồ côi là những cơ sở nhằm mục đích thu nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mồ côi (là những trẻ em có cha mẹ đã chết hoặc không có đủ điều kiện, khả năng hay không muốn chăm sóc cho những trẻ này).

2. Quy định chung về mở trại trẻ mồ côi

  • Để thành lập trại trẻ mồi côi phải đáp ứng được các điều kiện của pháp về điều kiện môi trường, cơ sở vật chất, cán bộ nhân viên và tiêu chuẩn chăm sóc đối tượng, vì trẻ em mồ côi là đối tượng rất nhạy cảm, tâm lý các em không ổn định vì trải qua những cú sốc về tinh thần lẫn thể xác. Khi thành lập nên trại trẻ mồ côi giúp các em có ngôi nhà mới để dễ ổn định về tinh thần và hòa nhập vào cuộc sống.

3. Điều kiện để mở trại trẻ mồi côi

  • Chương 2 của Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định đầy đủ về điều kiện để mở trại trẻ mồ côi như sau:
  • Điều kiện về môi trường và vị trí;
  • Cơ sở bảo trợ xã hội phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khoẻ của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.
  • Điều kiện về cơ sở vật chất;
  • Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị.
  • Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
  • Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 25 đối tượng trở lên phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).

Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đến dưới 25 đối tượng phải đảm bảo điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp, nhà làm việc của cán bộ nhân viên, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

  • Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người tàn tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
  • Điều kiện về chăm sóc, nuôi dưỡng;
  • Đối tượng được bảo đảm mức sống theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, được chăm sóc sức khỏe; được học văn hoá (đối với người có khả năng học tập); được học nghề (đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên và những người có khả năng lao động và có nhu cầu học nghề); được cung cấp thông tin; được vui chơi giải trí và được giao lưu với cộng đồng và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng.
  • Điều kiện về định mức cán bộ, nhân viên trực tiếp chăm sóc trẻ em;
  • Trẻ em dưới 18 tháng tuổi: 1 nhân viên chăm sóc 1 trẻ em.
  • Trẻ em từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi:
    • Trẻ em bình thường: 1 nhân viên chăm sóc 5 đến 6 em.
    • Trẻ em tàn tật; tâm thần; nhiễm HIV: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 em.
  • Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi:
    • Trẻ em bình thường: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 em.
    • Trẻ em tàn tật; tâm thần; nhiễm HIV: 1 nhân viên chăm sóc 4 đến 5 em.
  • Cán bộ, nhân viên làm công tác dinh dưỡng bao gồm tiếp phẩm, nấu ăn: 1 nhân viên phục vụ 20 đối tượng.
  • Cán bộ, nhân viên gián tiếp: Tối đa không quá 20% tổng số cán bộ công nhân viên cơ sở bảo trợ xã hội.
  • Điều kiện về cơ cấu tổ chức và cán bộ nhân viên:
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cơ sở bảo trợ xã hội công lập và Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng cán bộ, nhân viên cho phù hợp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.

4. Quy trình mở trại trẻ mồ côi

1. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội công lập

  • Thành phần hồ sơ:
  • Tờ trình thành lập.
  • Nội đung Tờ trình nêu rõ:
    • Sự cần thiết thạch lập cơ sở bảo trợ xã hội.
    • Quá trình xây dựng đề án.
    • Nội dung cơ bản của đề án.
    • Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau
  • Đề án thành lập.
  • Nội dung đề án gồm:
    • Mục tiêu và nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội.
    • Phương án thành lập và kế hoạch hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.
    • Đối tượng tiếp nhận.
    • Tổ chức bộ máy; nhân sự, biên chế.
    • Trụ sở làm việc (địa điểm, thiết kế) và trang thiết bị, phương tiện cần thiế.
    • Kế hoạch kinh phí.
    • Dự kiến hiệu quả.
    • Kiến nghị của cơ quan, đơn vị trình.
  • Quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội:
  • Nội dung của quy chế gồm:
    • Trách nhiệm của Giám đốc và các Phòng chuyên môn nghiệp vụ.
    • Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên.
    • Trách nhiệm, quyền lợi của đối tượng nuôi dưỡng.
    • Cơ chế quản lý tài sản, tài chính.
    • Những quy định có tính chất hành chính và những vấn đề liên quan khác, phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập

  • Thành phần hồ sơ:
  • Đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
  • Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
  • Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.
  • Quy chế hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 68/2008/NĐ-CP.
  • Lý lịch trích ngang của người dự kiến làm giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
  • Có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động.
  • Văn bản thẩm định và đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh nếu là cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Cơ quan thẩm định

  • Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì cơ quan thẩm định là Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ.
  • Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan thẩm định là Sở Lao động - thương binh và Xã hội.
  • Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì cơ quan thẩm định là Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Trách nhiệm thẩm định

  • Cơ quan thẩm có trách nhiệm tiếp nhận và cấp giấy biên nhận cho bên nộp hồ sơ; trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì phải tiến hành thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
  • Trường hợp không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thì cấp có thẩm quyền thành lập phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

5. Thẩm quyền thanh lập

  • Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý.
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên phạm vi tỉnh, thành phố và cơ sở bảo trợ xã hội công lập hoạt động trên phạm vi cấp huyện.
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi cấp huyện.

6. Thời hạn giải quyết:

  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thẩm định, người có thẩm quyền thành lập cơ sở bảo trợ xã hội quy định phải ra quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

Câu hỏi thành lập

Thời hạn giải quyết hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội?

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thẩm định, người có thẩm quyền thành lập cơ sở bảo trợ xã hội quy định phải ra quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

Thẩm quyền thành lập cơ sở bảo trợ xã hội?

  • Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý.
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên phạm vi tỉnh, thành phố và cơ sở bảo trợ xã hội công lập hoạt động trên phạm vi cấp huyện.
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi cấp huyện.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ của ACC?

Khi sử dụng dịch vụ của ACC, chúng tôi cam kết với khách hàng:

  • Giá trọn gói và không phát sinh.
  • Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, tư vấn miễn phí
  • Làm đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, trình độ cao

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (516 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo