Điều kiện và hợp đồng mua bán qua sở giao dịch hàng hóa (Cập nhật 2023)

Hoạt động mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa có những điều kiện nhất định. Bài viết cung cấp thông tin về hoạt động mua bán hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hóa theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều kiện và hợp đồng mua bán qua sở giao dịch hàng hóa
Điều kiện và hợp đồng mua bán qua sở giao dịch hàng hóa

1. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

Như vậy, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không phải là hình thức mua bán thông thường mà nó có những đặc điểm nổi bật sau:

  • Là hoạt động thương mại: chủ thể được tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa phải là thương nhân, cụ thể phải là thành viên kinh doanh tại Sở giao dịch hàng hóa và mục đích mua bán là để sinh lợi nhuận.
  • Đối tượng mua bán: là hàng hóa phải đáp ứng tiêu chuẩn của Sở giao dịch và đã được định giá.
  • Thời điểm giao hàng: là một thời điểm trong tương lai.

2. Hàng hóa nào được mua bán trên Sở giao dịch hàng hóa?

Không phải mọi hàng hóa đều đương nhiên được giao bán trên Sở giao dịch hàng hóa, mà các thương nhân kinh doanh cần đăng ký hoặc thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hàng hóa giao dịch.

  • Hàng hóa bị cấm kinh doanh đương nhiên không được mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa.
  • Đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh, Sở Giao dịch hàng hóa phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận để niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa.
  • Đối với những mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, Sở Giao dịch hàng hóa có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ thông báo với Bộ Công Thương trước khi chính thức niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa 30 ngày.

Đồng thời, hàng hoá mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa phải được giám định bởi các tổ chức giám định đạt tiêu chuẩn.

3. Phương thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa

Giao dịch mua bán hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hóa không thể tiến hành theo phương thức thông thường mà các thành viên kinh doanh có yêu cầu giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa phải thực hiện bằng lệnh giao dịch. Khách hàng yêu cầu giao dịch hàng hóa bằng lệnh giao dịch theo hình thức văn bản hoặc các hình thức tương đương như Fax,...

Sở Giao dịch hàng hóa tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc xác định giá sau đây:

  • Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;
  • Nếu có nhiều mức giá đạt khối lượng giao dịch lớn nhất thì lấy mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất;
  • Nếu vẫn có nhiều mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất thì lấy mức giá cao nhất.

4.Hình thức Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

  • Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
  • Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.

5. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch phải có đủ các nội dung cơ bản như: đối tượng hợp đồng, chất lượng, số lượng, giá trị hợp đồng, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, quyền và nghĩa vụ các bên,…

  • Đối tượng hợp đồng: Hàng hóa được mua bán phải đáp ứng điều kiện theo phân tích tại Mục II bài viết này.
  • Chất lượng hàng hóa: Hàng hóa giao dịch phải đảm bảo như trong bản mô tả sản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định với từng Sở giao dịch hàng hóa.
  • Trị giá hợp đồng: tương ứng với số lượng, chất lượng hàng hóa theo định giá và lệnh bán được khớp trên Sở giao dịch.
  • Thời điểm giao hàng hóa: là một thời điểm trong tương lai, được xác định bởi Sở giao dịch.
  • Địa điểm giao hàng: Sở giao dịch hàng hóa quyết định.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn
    • Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán.
    • Trường hợp các bên có thoả thuận về việc thanh toán bằng tiền mà không giao/nhận hàng thì bên vi phạm phải thanh toán cho bên kia một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn
    • Bên mua quyền phải trả tiền mua quyền chọn. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thoả thuận.
    • Bên giữ quyền chọn bán/mua có quyền bán/mua nhưng không có nghĩa vụ thực hiện.
    • Trường hợp các bên giữ quyền quyết định thực hiện hợp đồng thì bên kia có nghĩa vụ phải thực hiện theo giao kết.
    • Bên nào vi phạm phải thanh toán cho bên kia một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
    • Bên nào không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.

6. Thời hạn giao dịch hợp đồng

Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được tiến hành trên Sàn giao dịch điện tử, do đó khi hai bên thỏa thuận hợp đồng mua bán, thì thời hạn giao dịch hợp đồng sẽ được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng. Ngay sau khi hết thời hạn giao dịch này, các bên nắm giữ hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng.

7. Phương thức thực hiện hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch được thực hiện theo các phương thức khác nhau, tùy thuộc vào hình thức của hợp đồng.

Đối với hợp đồng kỳ hạn: thực hiện hợp đồng theo một trong hai phương thức dưới đây:

  • Thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán bù trừ vào phiên cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng;
  • Giao nhận hàng hoá qua Trung tâm giao nhận hàng hoá. Trường hợp này, các thành viên kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch hàng hóa

Đối với hợp đồng quyền chọn: thực hiện theo một trong hai phương thức dưới đây:

  • Thực hiện quyền chọn theo các phương thức quy định giống hợp đồng kỳ hạn;
  • Không thực hiện quyền chọn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (531 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo