Điều kiện, thủ tục thành lập công đoàn công ty 2024

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, công ty có từ 5 đoàn viên trở lên tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì có thể thành lập công đoàn cơ sở. Việc thành lập công đoàn cơ sở cần thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết: Điều kiện, thủ tục thành lập công đoàn công ty 2024

Điều kiện, thủ tục thành lập công đoàn công ty 2024

Điều kiện, thủ tục thành lập công đoàn công ty 2024

1. Công đoàn cơ sở là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 thì công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

2. Điều kiện thành lập tổ chức công đoàn cơ sở năm 2024

Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức công đoàn cơ sở theo Mục 11 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:

2.1. Công đoàn cơ sở được thành lập trong các đơn vị sử dụng lao động gồm:

  • Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả các công ty con trong nhóm công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có trụ sở đặt tại địa phương khác).
  • Hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập hạch toán độc lập.
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
  • Cơ quan tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, hoặc theo nguyện vọng liên kết của người lao động, có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động.

2.2. Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp người lao động tự do hợp pháp, gồm:

  • Lao động hành nghề vận tải, dịch vụ vận tải.
  • Lao động hành nghề thương mại, dịch vụ thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, y dược.
  • Lao động hành nghề khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản, hải sản.
  • Lao động hành nghề cơ khí, xây dựng, điện tử, tin học.
  • Thợ thủ công, mỹ nghệ, chế tác mỹ phẩm, hàng tiêu dùng...

2.3.Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở:

Tùy theo số lượng đoàn viên và tính chất, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị lao động; số lượng đoàn viên của công đoàn cơ sở có thể tổ chức các công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn.

Việc thành lập công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; đồng thời phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn và hướng dẫn nội dung cụ thể để công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn tổ chức các hoạt động.

3. Thủ tục thành lập tổ chức công đoàn công ty năm 2024

Thủ tục thành lập tổ chức công đoàn cơ sở theo Mục 12.1, 12.2, 12.3, 12.4 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:

3.1. Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở

Nơi chưa có công đoàn cơ sở người lao động là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên công đoàn được vận động người lao động khác gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở thông qua hình thức tổ chức ban vận động.

Trong quá trình ban vận động tiến hành vận động người lao động gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở các thành viên ban vận động cử trưởng ban vận động và liên hệ công đoàn cấp trên gần nhất để được hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ.

Khi có 05 người trở lên (gồm người lao động đang là đoàn viên công đoàn và người lao động có đơn gia nhập công đoàn) tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở trưởng ban vận động liên hệ công đoàn cấp trên để được giúp đỡ công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

3.2. Đại hội thành lập công đoàn cơ sở

 Thành phần dự đại hội gồm:

  • Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
  • Người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động đã là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.
  • Đại diện công đoàn cấp trên, người sử dụng lao động và các thành phần khác (nếu có) cùng dự, chứng kiến đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

Việc tổ chức điều hành đại hội thành lập công đoàn cơ sở do ban vận động thực hiện; có thể mời thêm đoàn viên, người lao động ngoài ban vận động, có kinh nghiệm, uy tín tham gia điều hành hoặc làm thư ký đại hội.

Nội dung đại hội thành lập công đoàn cơ sở gồm:

  • Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
  • Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và công tác chuẩn bị tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.
  • Công bố danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
  • Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.
  • Đại diện công đoàn cấp trên phát biểu (nếu có).
  • Người sử dụng lao động phát biểu (nếu có).
  • Bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở.
  • Bầu cử chủ tịch công đoàn cơ sở. Thông qua kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ sở.

Việc bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín, theo Mục 8 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020. Phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

Những nơi do điều kiện sản xuất, kinh doanh, không thể triệu tập toàn thể người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn dự đại hội thành lập công đoàn cơ sở thì ban vận động tổ chức lấy phiếu giới thiệu nhân sự và phát phiếu bầu cử ban chấp hành, chủ tịch công đoàn cơ sở cho đoàn viên tại các phòng, ban, tổ, đội, phân xưởng, nhóm công việc; đồng thời thực hiện công tác kiểm phiếu theo quy định và công bố kết quả bầu cử để toàn thể đoàn viên được biết.

 Kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, ban vận động bàn giao toàn bộ hồ sơ đại hội cho ban chấp hành hoặc đồng chí chủ tịch mới được bầu, gồm cả danh sách ban vận động để lưu hồ sơ, tài liệu thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.

Ban vận động chấm dứt nhiệm vụ sau khi tổ chức thành công đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

3.3. Trách nhiệm của chủ tịch công đoàn cơ sở sau đại hội thành lập

Tổ chức họp ban chấp hành công đoàn cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội thành lập để bầu ban thường vụ, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn (nếu đủ điều kiện). Quá trình chuẩn bị cần liên hệ công đoàn cấp trên để được hướng dẫn.

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành phải lập hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên xem xét, công nhận, gồm có:

  • Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra và các chức danh của ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn.
  • Danh sách đoàn viên và đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
  • Danh sách trích ngang lý lịch ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở.
  •  Biên bản đại hội thành lập công đoàn cơ sở.
  • Biên bản kiểm phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở và biên bản bầu cử tại hội nghị ban chấp hành (nếu có).

Khi được công đoàn cấp trên công nhận, ban chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện các thủ tục khắc dấu; đồng thời triển khai tổ chức các hoạt động theo quy định của Điều lệ và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; hướng dẫn của công đoàn cấp trên và kế hoạch hoạt động đã được thống nhất tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

3.4. Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc thành lập công đoàn cơ sở

Cử cán bộ tiếp cận người lao động tại nơi làm việc và ngoài nơi làm việc để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, tư vấn, giúp đỡ, tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở lập ban vận động.

Trường hợp người lao động tự tổ chức nhiều ban vận động trong một đơn vị sử dụng lao động thì công đoàn cấp trên hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người lao động liên kết thành một ban vận động, cử trưởng ban vận động.

Hướng dẫn, hỗ trợ ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, tổ chức hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành (khi có yêu cầu).

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm:

  • Thẩm định quá trình thành lập công đoàn cơ sở đảm bảo tính tự nguyện, khách quan; việc bầu cử tại đại hội thành lập và bầu cử tại hội nghị ban chấp hành theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
  • Trường hợp công đoàn cơ sở thành lập đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì ban hành quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở (nghiệp đoàn cơ sở), ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành theo quy định.
  • Trường hợp không đủ điều kiện công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở hoặc các chức danh được bầu, công đoàn cấp trên thông báo bằng văn bản để tập thể người lao động được biết; đồng thời hướng dẫn thực hiện đúng quy trình, thủ tục để được công nhận, hoặc tiếp tục tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

4. Trình tự thành lập tổ chức công đoàn công ty năm 2024

Theo Điều 14 Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 được hướng dẫn bởi Điểm 12 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020, công ty cổ phần cần thực hiện các bước sau để thành lập công đoàn cơ sở:

Bước 1: Lập Ban vận động công đoàn cơ sở:

  • Mục đích: Tuyên truyền, vận động và tiếp nhận đơn xin tham gia công đoàn của người lao động.
  • Thành phần: Do người lao động nhất trí thành lập.
  • Nhiệm vụ:
    • Tuyên truyền, vận động người lao động tham gia công đoàn.
    • Tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động.
    • Liên hệ với công đoàn cấp trên để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Bước 2: Tổ chức Đại hội thành lập công đoàn cơ sở:

  • Điều kiện:
    • Có từ 05 đoàn viên hoặc người lao động trở lên tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
    • Có đơn đề nghị thành lập Công đoàn cơ sở.
    • Công ty, đơn vị được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Thành phần tham gia:
    • Ban vận động.
    • Người lao động của công ty có đơn xin gia nhập công đoàn.
    • Đại diện công đoàn cấp trên, doanh nghiệp và các thành phần khác có liên quan.
  • Nội dung đại hội:
    • Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và công tác chuẩn bị tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.
    • Công bố danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
    • Bầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
    • Thông qua kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ sở.

Bước 3: Soạn hồ sơ đề nghị công nhận thành lập công đoàn cơ sở:

  • Hồ sơ:
    • Biên bản đại hội thành lập công đoàn cơ sở.
    • Danh sách đoàn viên công đoàn cơ sở.
    • Quyết định bầu Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.
    • Kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ sở.
    • Đơn đề nghị công nhận thành lập công đoàn cơ sở.
  • Nộp hồ sơ: Nộp cho công đoàn cấp trên trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

Bước 4: Công nhận thành lập công đoàn cơ sở:

  • Công đoàn cấp trên:
    • 15 ngày làm việc để thẩm định hồ sơ.
    • Ra quyết định công nhận nếu hồ sơ hợp lệ.
    • Gửi văn bản thông báo và hướng dẫn sửa nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Bước 5: Công đoàn cơ sở đi vào hoạt động:

  • Khắc dấu: Theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức hoạt động:
    • Tuân thủ Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
    • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
    • Tham gia xây dựng doanh nghiệp phát triển.

5. Thời gian thành lập công đoàn công ty

Tối đa 06 tháng sau khi thành lập và bắt đầu hoạt động, công đoàn các cấp (công đoàn ngành, công đoàn khu chế xuất, khu công nghiệp, công đoàn địa phương) liên kết với doanh nghiệp để thành lập công đoàn. Việc thành lập công đoàn giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động theo như quy định tại Luật Lao động, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Luật Công đoàn.

Sau mức thời gian quy định mà doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn, công đoàn cấp trên có thể chủ định ban chấp hành công đoàn lâm thời để đại diện bảo vệ các lợi ích chính đáng cho người lao động tại doanh nghiệp.

6. Những câu hỏi thường gặp

6.1. Một số lưu ý khi thành lập công đoàn cơ sở:

Hồ sơ phải đầy đủ, hợp lệ.

Thủ tục thành lập công đoàn phải thực hiện theo đúng quy định.

Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6.2. Hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở

Đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở.

Danh sách đoàn viên tự nguyện gia nhập Công đoàn.

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập công ty.

6.3. Thời gian hoàn tất thủ tục thành lập công đoàn cơ sở

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cụ thể:

  • 5 ngày làm việc: Liên đoàn lao động cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, thẩm định hồ sơ.
  • 10 ngày làm việc: Liên đoàn lao động cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định công nhận công đoàn cơ sở.

Lưu ý:

  • Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc.
  • Thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nếu hồ sơ phức tạp hoặc cần thẩm tra thêm.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo