Điều kiện thành lập công đoàn trong doanh nghiệp

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về Điều kiện thành lập công đoàn trong doanh nghiệp hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết sau:

dieu-kien-thanh-lap-cong-doan-trong-doanh-nghiep

 Điều kiện thành lập công đoàn trong doanh nghiệp

I. Công đoàn trong doanh nghiệp là gì?

Công đoàn trong doanh nghiệp là tổ chức chính trị - xã hội của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

II. Điều kiện thành lập công đoàn trong doanh nghiệp

Đối với công đoàn cơ sở, có hai hình thức công đoàn cơ sở có thể được thành lập bao gồm công đoàn cơ sở được thành lập tại cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và nghiệp đoàn được thành lập bởi những người lao động tự do hợp pháp có cùng ngành, nghề, thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động. Trong đó:

Công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức doanh nghiệp được thành lập khi đảm bảo điều kiện có ít nhất 05 đoàn viên Công đoàn hoặc có 05 người lao động tự nguyện viết đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Nghiệp đoàn được thành lập khi có ít nhất là 10 đoàn viên Công đoàn hoặc 10 người lao động có đơn tự nguyên xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.

III. Thủ tục thành lập công đoàn công ty

Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn 238/HD-TLĐ năm 2014, cụ thể như sau:

(1) Tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở:

- Người lao động có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự tập hợp, bầu trưởng ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp có một người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động, nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn.

Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ sau khi bầu được ban chấp hành công đoàn cơ sở.

- Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở ghép nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mỗi đơn vị phải có ít nhất ba người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam và có ít nhất một đại diện trong ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.

(2) Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở:

- Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở đề nghị công đoàn cấp trên hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

- Nội dung hội nghị thành lập công đoàn cơ sở gồm:

+ Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.

+ Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.

+ Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.

+ Bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.

+ Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.

- Việc bầu cử ban chấp hành công đoàn tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá một phần hai (1/2) so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

(3) Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở gồm có:

- Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.

- Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.

- Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

- Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở (có trích ngang lý lịch kèm theo).

(4) Trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên, ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra có trách nhiệm tổ chức đại hội lần thứ nhất.

Trường hợp quá 12 tháng chưa tổ chức được đại hội thì thực hiện theo điểm b, mục 9.3, Chương II Hướng dẫn 238/HD-TLĐ năm 2014.

(5) Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:

- Cán bộ công đoàn cấp trên có quyền và trách nhiệm tiếp cận người lao động tại nơi làm việc và ngoài nơi làm việc để tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn.

- Hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người lao động thành lập công đoàn cơ sở:

Khi người lao động tổ chức ban vận động hoặc khi có đề nghị về việc thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm cử cán bộ đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nơi chuẩn bị thành lập công đoàn cơ sở để trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ giúp đỡ việc tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở. Mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ tổ chức một ban vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp người lao động tổ chức nhiều ban vận động trong cùng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người lao động liên kết thành một ban vận động, hoặc chỉ định thành viên của ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.

- Thẩm định, quyết định công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm:

+ Thẩm định quá trình tổ chức ban vận động, tập hợp người lao động, đảm bảo tính tự nguyện, khách quan; quá trình tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở và bầu ban chấp hành theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đảm bảo tính đại diện đối với tập thể người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

+ Trường hợp đủ điều kiện công nhận thì ra các quyết định công nhận, bao gồm:

++ Quyết định công nhận đoàn viên, theo danh sách đoàn viên.

++ Quyết định công nhận công đoàn cơ sở.

++ Quyết định công nhận ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành. Thời gian hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra không quá 12 tháng.

+ Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thông báo không công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở. Đồng thời cử cán bộ công đoàn trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn; quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 17, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

IV. Không thành lập công đoàn có phải đóng kinh phí công đoàn không ?

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

 Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

V. Những câu hỏi thường gặp:

1. Đơn vị nào được phép thành lập công đoàn cơ sở?

Các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật. Điều kiện cần và đủ để thành lập công đoàn cơ sở:

Có từ 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Việc thành lập công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

2. Số lượng thành viên tối thiểu để thành lập công đoàn cơ sở là bao nhiêu?

Ít nhất 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam. Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Công đoàn 2019: "Công đoàn cơ sở được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật khi có từ 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam."

3. Có những hình thức tổ chức công đoàn cơ sở nào?

Công đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên

Công đoàn cơ sở có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn

Công đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (381 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo