Sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tùy theo từng thời kỳ mà “sổ đỏ” có tên gọi pháp lý khác nhau như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận). Trong quá trình sinh sống, vì một số lý do mà chủ hộ cần thực hiện thủ tục tách sổ đỏ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Điều kiện tách sổ đỏ theo quy định hiện nay.
Điều kiện tách sổ đỏ theo quy định hiện nay
1. Tách sổ đỏ là gì?
Tách sổ đỏ (tách thửa đất) là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện chia mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh khác nhau nhưng vẫn đáp ứng được các quy định về diện tích tối thiểu.
Các trường hợp được cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất:
– Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013;
– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật đất đai có hiệu lực thi hành;
– Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
– Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
– Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
– Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
– Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
– Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
– Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
2. Điều kiện tách sổ đỏ theo quy định hiện nay
Theo quy định Điều 188 Luật Đất đai 2013 để được tách thửa cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, có sổ đỏ
Thứ hai, đất đang trong thời hạn sử dụng và không có bất kỳ tranh chấp nào.
Thứ ba, quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp bị kê biên để bảo đảm thi hành án
Thứ tư, diện tích đất đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa.
Căn cứ theo Khoản 31 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa như sau:
"Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương".
Như vậy, căn cứ vào tình hình thực tế cụ thể của từng địa phương mà mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau có thể có quy định về hạn mức tối thiểu được phép tách thửa khác nhau.
Ví dụ 1 tại thành phố Hà Nội: Theo khoản 1 Điều 5 Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND quy định các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Chiều rộng và chiều sâu phải lớn hơn hoặc bằng 3m trở lên so với chỉ giới xây dựng.
- Có diện tích không được nhỏ hơn 30m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại bảng trên đối với các xã còn lại.
- Khi tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang lớn hơn hoặc bằng từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh.
Thứ năm, không thuộc các trường hợp không cho phép tách thửa:
Tại một số địa phương (như: Hà Nội, Bắc Giang, Bình Phước…) đã có văn bản chỉ đạo tạm dừng việc tách thửa đối với một số trường hợp để ngăn việc phân lô bán nền. Do vậy, nếu thửa đất của bạn thuộc trường hợp này thì sẽ không được phép tách thửa.
3. Quy trình tách sổ đỏ gồm những bước nào?
Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi thực hiện chuyển nhượng với một phần thửa đất thì phải tách thửa trước khi chuyển nhượng cho người khác. Diện tích tách thửa của thửa đất mới và diện tích còn lại phải không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu.
Chuẩn bị hồ sơ tách thửa
Theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ đề nghị tách thửa bao gồm:
- Đơn đề nghị tách thửa;
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;
- Bản sao y các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất đã ký kết.
- Giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…)
- Văn bản ủy quyền, giấy tờ tùy thân người được ủy quyền.
Bước 1: Nộp hồ sơ tách thửa đất
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Xử lý yêu cầu tách thửa
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện yêu cầu tách thửa trong thời hạn không quá 15 ngày.
4. Tách sổ đỏ mất bao nhiêu tiền?
Sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dựa theo màu sắc của từng loại Giấy chứng nhận. Tùy theo từng thời kỳ mà Sổ đỏ có tên gọi pháp lý khác nhau như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận).
Tách sổ đỏ (hay tách thửa đất) là một cụm từ được người dân gọi chỉ việc chia một mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh đất khác với diện tích nhỏ hơn. Trong đó, sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dựa trên màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu tách sổ đỏ là thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong quá trình chuyển nhượng, tặng cho,… trong đó từ một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau thủ tục trên trở thành hai hay nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Căn cứ vào điều 188 Luật Đất đai 2013 và Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, để thực hiện thủ tục tách sổ đỏ một cách hợp pháp thì mảnh đất đó phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Mảnh đất phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó;
- Mảnh đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất hợp pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Mảnh đất không có tranh chấp;
- Mảnh đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Mảnh đất đang trong thời hạn sử dụng đất.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Điều kiện tách sổ đỏ theo quy định hiện nay. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận