Thủ Tục, Điều Kiện Mở Phòng Khám Phẩu Thuật Thẩm Mỹ (2024)

Khi kinh tế phát triển, con người ngày càng chú trọng đến các vấn đề về làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phái đẹp, phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ được thành lập ngày càng nhiều, đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà kinh doanh đặc biệt ở những thành phố lớn.

Vậy thủ tục, điều kiện mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động này bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

Thu-Tuc-Dieu-Kien-Mo-Phong-Kham-Phau-Thuat-Tham-My-2021

Thủ Tục, Điều Kiện Mở Phòng Khám Phẫu Thuật Thẩm Mỹ (2023)

1. Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ là gì?

Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ là những cơ sở khám, chữa bệnh cung cấp các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ hoặc thẩm mỹ da có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể hoặc xăm, phun, thêu trên da nhưng có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm.

2. Điều kiện mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ

2.1. Đáp ứng điều kiện hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh

  • Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
  • Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

2.2. Đáp ứng điều kiện được cấp giấy phép hoạt động

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể hoặc xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.1. Về cơ sở vật chất

  • Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10 m2 và nơi đón tiếp người bệnh. Ngoài ra phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất là 12 m2
  • Ngoài ra, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám chuyên khoa phẩu thuật thẩm mỹ phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

+ Trường hợp thực hiện thủ thuật thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2

+ Trường hợp thực hiện thăm dò chức năng thì phòng thăm dò chức năng phải có diện tích ít nhất là 10 m2

+ Trường hợp phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ

  • Phải bố trí khu vực tiệt trùng riêng biệt để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại.
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật.
  • Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.

2.2.2. Về thiết bị y tế

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký
  • Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ

2.2.3. Về nhân sự

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.

+ Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.

+ Là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ

  • Các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

3. Thủ tục, điều kiện mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ

  • Bước 1: Cơ sở khám, chữa bệnh xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ.
  • Bước 2: Cơ sở khám, chữa bệnh xin giấy phép hoạt động phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ tại các Trung tâm giao dịch hành chính của Sở Y tế.
  • Bước 3: Nếu đã đủ các Điều kiện mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ thì phòng khám tiến hành hoạt động kinh doanh.

Pháp luật quy định về thủ tục, điều kiện mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ khá chặt chẽ và chi tiết. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm hồ sơ, điều kiện mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ tại Điều kiện mở phòng khám phẩu thuật thẩm mỹ

4. Chi phí cung cấp dịch làm thủ tục, điều kiện mở phòng khám phẩu thuật thẩm mỹ

Công ty ACC tư vấn các vấn đề về điều kiện mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ và cung cấp dịch vụ làm thủ tục mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

5. Cơ sở pháp lý

  • Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 Số 40/2009/QH12 ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009.
  • Nghị định số 109/2016/NĐ-CP Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành ngày 01 tháng 7 năm 2016.
  • Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ y tế ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2018.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về điều kiện mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm thủ tục mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo