Để mở cơ sở đóng ghe sắt, tàu sắt cần làm những gì? ACC xin giới thiệu Thủ tục và điều kiện mở cơ sở đóng ghe sắt cập nhật 2023.
Mở cơ sở đóng ghe sắt không còn là hoạt động kinh doanh sản xuất xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, việc chuẩn bị các điều kiện và thủ tục kinh doanh thì không phải ai cũng có thể nắm rõ và thực hiện được. Để giúp khách hàng có cái nhìn tổng quát về ngành nghề trên, ACC xin giới thiệu Thủ tục và điều kiện mở cơ sở đóng ghe sắt cập nhật 2023.
1. Điều kiện mở cơ sở đóng ghe sắt cập nhật 2023
Ghe sắt, tàu sắt thuộc vào nhóm phương tiện thuỷ nội địa theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa. Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2015/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa, cơ sở đóng ghe sắt, đóng tàu sắt phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa phải thành lập doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình công nghệ và năng lực thi công phù hợp với chủng loại, kích cỡ phương tiện thủy nội địa được sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Có nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, cụ thể như sau:
-
- a) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các loại phương tiện có sức chở từ 50 người trở lên; phương tiện không có động cơ nhưng có trọng tải toàn phần từ 200 tấn trở lên; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính từ 135 sức ngựa trở lên; phương tiện chuyên dùng như ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, khách sạn nổi, tàu cuốc, tàu hút và các loại phương tiện thủy nội địa khác có chiều dài thiết kế từ 10 m trở lên, phải có tối thiểu 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy và 01 kỹ sư chuyên ngành máy tàu thủy;
- b) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các loại phương tiện thủy nội địa chở khách từ 13 người đến dưới 50 người; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 135 sức ngựa; phương tiện có chiều dài thiết kế từ 20 m trở lên và có trọng tải toàn phần dưới 200 tấn; các phương tiện thủy nội địa chuyên dùng như ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, tàu cuốc, tàu hút và các loại phương tiện khác có chiều dài thiết kế nhỏ hơn 10 m, mỗi bộ phận phải có tối thiểu 01 người tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành đóng tàu thủy hoặc cao đẳng nghề chuyên ngành đóng tàu thủy và 01 người tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành máy tàu thủy hoặc cao đẳng nghề chuyên ngành máy tàu thủy;
- c) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các loại phương tiện có chiều dài thiết kế dưới 20 m; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính dưới 50 sức ngựa; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa và có sức chở đến 12 người phải có tối thiểu 01 người có chứng chỉ sơ cấp công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy;
- d) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các phương tiện đóng bằng gỗ theo kinh nghiệm cổ truyền từ nhiều thế hệ nhân dân ở từng vùng và đã hoạt động an toàn được đăng kiểm công nhận (phương tiện dân gian) là các phương tiện có chiều dài thiết kế dưới 20 m; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính dưới 50 sức ngựa; phương tiện chở hàng trọng tải toàn phần dưới 100 tấn; phương tiện có sức chở dưới 12 người phải có tối thiểu 01 thợ lành nghề có kinh nghiệm trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa đóng bằng gỗ”.
- Có phương án bảo đảm phòng, chống cháy, nổ, an toàn, vệ sinh lao động và kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
2. Thủ tục mở cơ sơ đóng ghe sắt cập nhật 2023
Để mở cơ sở đóng ghe sắt, chủ kinh doanh phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nghề đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa dưới một trong hai hình thức là Doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã.
Thủ tục đối với từng trường hợp như sau:
Đối với Doanh nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
01 bộ hồ sơ, gồm:
- Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký công ty kinh doanh xách tay.
- Bản sao có công chứng của các giấy tờ còn hiệu lực pháp luật như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp nếu là một tổ chức mở công ty thì cung cấp thêm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định mở công ty hợp pháp.
- Bản điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh xách tay (không yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân).
- Nội dung về thông tin và tất cả các thành viên cũng như cổ đông cùng mở công ty.
Chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong các hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các ưu, nhược điểm khác nhau. Cùng với đó là hồ sơ đăng ký của từng loại hình doanh nghiệp cũng sẽ yêu cầu những nội dung khác nhau.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng tương tự như thủ tục đăng ký kinh doanh Hộ gia đình. Chủ kinh doanh cần lưu ý các thủ tục, cũng như thực hiện việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Đối với Hợp tác xã:
Bước 1: Chuần bị hồ sơ
Thành phần Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập thành lập hợp tác xã;
- Điều lệ hợp tác xã;
- Phương án sản xuất kinh doanh;
- Danh sách thành viên;
- Danh sách Hội đồng quản trị, giám đốc, Ban Kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
- Nghị quyết Hội nghị thành lập.
- Số lượng hồ sơ: 01
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền của hợp tác xã dự định thành lập nộp hồ sơ thành lập hợp tác xã tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính; đối với trường hợp thành lập liên hiệp hợp tác xã thì hồ sơ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Hợp tác xã có thể gửi hồ sơ thành lập qua địa chỉ thư điện tử của cơ quan thành lập hợp tác xã, tuy nhiên khi đến nhận giấy chứng nhận thành lập phải nộp hồ sơ bằng văn bản để đối chiếu và lưu hồ sơ.
Cơ quan đăng ký kiểm tra hồ sơ và một số nội dung cần thiết trong hồ sơ.
- Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký yêu cầu người đến làm thủ tục nộp bản sao hợp lệ của giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
- Trong trường hợp được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập liên hiệp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
Nếu đủ điều kiện tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận lập Giấy biên nhận (gồm 02 bản), một bản giao cho người nộp hồ sơ, một bản được luân chuyển cùng hồ sơ để giải quyết việc đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Trên đây là toàn bộ thông tin do ACC cung cấp về cơ sở đóng tàu ghe sắt - đóng tàu sắt.
Nội dung bài viết:
Bình luận