Điều kiện là gì? (cập nhật 2024)

Trong đời sống hàng ngày, khi muốn thực hiện một công việc nào đó, mọi người thường phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Ví dụ như muốn kinh doanh một ngành nghề, muốn mở văn phòng luật sư,… thì đều phải đáp ứng các điều kiện cụ thể. Vậy, điều kiện là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về điều kiện là gì.

Cau Truc Cau Dieu Kien 5 Min

Điều kiện là gì?

1. Điều kiện là gì?

Thắc mắc điều kiện là gì được giải đáp như sau:

Điều kiện là sự kiện có thể xảy ra và không chắc chắn phải xảy ra.

Về khía cạnh hợp đồng xác định một sự kiện và khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng phát sinh hiệu lực – được coi là hợp đồng có điều kiện phát sinh.

Ví dụ: K thỏa thuận với Z rằng K sẽ mua con ngựa với giá 100.000.000 đồng của Z nếu con ngựa đó thắng trong cuộc đua ngày hôm sau. Ở đây, hợp đồng mua bán ngựa đã giao kết nhưng chưa phát sinh hiệu lực. Sự kiện được xem là “điều kiện” để hợp đồng phát sinh hiệu lực là “con ngựa sẽ thắng trong cuộc đua ngày mai”. Theo đó “thắng trong cuộc đua ngựa ngày mai” được xem là điều kiện phát sinh của hợp đồng mua bán ngựa. Các bên phải thực hiện hợp đồng như đã thỏa thuận.

Pháp luật La Mã được xem là điều kiện phát sinh gắn liền với thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Hiệu lực phát sinh từ hợp đồng có điều kiện phụ thuộc vào tình huống (sự kiện, điều kiện) đã thỏa thuận.

Trong khoa học pháp lý cũng có quan điểm tương tự “những sự kiện mà các bên tham gia giao dịch dân sự thỏa thuận làm điều kiện để xác lập giao dịch hoặc hủy bỏ giao dịch được hiểu là những hiện tượng, sự vật, sự viẹc phát sinh trong đời sống xã hội thì khi sự kiện đó xảy ra là điều kiện để xác lập hoặc chấm dứt giao dịch dân sự”.

Ví dụ: Một người có con gái Là K, 18 tuổi, chuẩn bị vào học Đại học. Ông ký hợp đồng với cửa hàng bán xe máy mua chiếc xe hiệu Yamaha với điều kiện khi con ông thi lấy được giấy phép lái xe thì ông sẽ mua cho con mình chiếc xe đó. Như vậy hợp đồng mua chiếc xe chỉ có hiệu lực khi con gái là K được cấp giấy phép lái xe.

2. Điều kiện cần và điều kiện đủ.

Khi đã biết được khái niệm điều kiện là gì, chủ thể thường hay đặt vấn đề liên quan đến điều kiện cần và điều kiện đủ.

Cụ thể, điều kiện cần là một trong những yếu tố để đạt được mục đích nào đó còn điều kiện đủ thì hội tụ nhiều yếu tố, chỉ cần có nó thì có được tất cả.

Ví dụ, khi nghĩ tới hai khái niệm “động vật có vú” và “mèo”. Khái niệm “động vật có vú” mang ý nghĩa tổng quát hơn khái niệm “mèo” khi “động vật có vú” có thể bao gồm mèo, chó, dê, cừu, hổ, báo… còn “mèo” thì chỉ là mèo.

Vì vậy, động vật có vú là điều kiện cần để trở thành mèo. Bởi nếu chỉ có duy nhất động vật có vú chúng ta sẽ dễ nhầm lẫn con vật chúng ta đang cần phân tích sang những loại khác như: Dê, cừu, hổ, báo… Bên cạnh đó, một con vật muốn được nhìn nhận là mèo thì nó phải sở hữu nhiều đặc tính của loài mèo như: thuộc họ mèo, chân có móng vuốt, kêu meo meo…

Tuy nhiên, mèo lại là điều kiện đủ để trở thành động vật có vú. Bởi khi một con vật được cho là mèo thì nó nghiễm nhiên là động vật có vú mà không cần xét thêm bất cứ điều kiện nào khác.

Như vậy, với bất kỳ mèo nào ta cũng đề có động vật có vú nhưng không phải với bất kỳ “động vật có vú nào” ta cũng có mèo.

3. Phân biệt điều kiện và nghĩa vụ cơ bản trong hợp đồng.

Khái niệm điều kiện là gì đã tạo nên nền tảng vững chắc để tìm hiểu những vấn đề xoay quanh nó. Trong số đó, điều kiện cũng thường được quy định trong hợp đồng và cần có sự phân biệt với nghĩa vụ cơ bản.

Điều kiện là nghĩa vụ đã được thoả thuận và bảo đảm thực hiện bởi các bên. Một điều kiện phát sinh là một sự kiện hoặc sự việc được yêu cầu trước khi tồn tại nghĩa vụ kế tiếp. Trong pháp luật hợp đồng, điều kiện phát sinh là sự kiện phải xảy ra (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), trước khi đến hạn thực hiện hợp đồng, nghĩa là trước khi hợp đồng có hiệu lực. Còn nghĩa vụ cơ bản trong hợp đồng đã tồn tại, đã được cam kết và bên có nghĩa đã chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng đã có hiệu lực.

Ví dụ 1: A ký hợp đồng cho B vay 200 triệu vào ngày 1.2.2017 và B hứa với A thời điểm trả nợ là ngày 1.2.2018. Thoả thuận này tồn tại quyền của A và nghĩa vụ của B, nhưng “lời hứa” của B đối với A trong trường hợp này không phải là điều kiện phát sinh của hợp đồng, bởi lẽ thời điểm 1.2.2018 là một khoảng thời hạn mà B phải thực nghĩa vụ trong hợp đồng vay khi đến hạn, không được xem xét như một lời hứa.

Ví dụ 2: A cam kết sẽ bán nhà cho B nếu có quyết định chuyển công tác của đơn vị từ Hà Nội vào Sài Gòn. Đây là thoả thuận “lời hứa” có điều kiện và điều kiện “bán nhà” không chắc chắn sẽ xảy ra. Điều này có thể hiểu rằng cho đến khi “sự kiện thực tế” xảy ra hay phát sinh là A “đã có quyết định chuyển công tác” thì hợp đồng mua bán nhà mới được xác lập. Như vậy, trước khi tồn tại mối quan hệ pháp lý, giữa các bên tồn tại quyền và nghĩa vụ mang tính chất điều kiện, điều này trái ngược với quyền và nghĩa vụ mang tính bắt buộc.

4. Các câu hỏi thường gặp.

4.1.Cho ví dụ về mệnh đề của điều kiện cần và điều kiện đủ?

Xét mệnh đề: “Hai tam giác bằng nhau thì diện tích của chúng bằng nhau”

Phát biểu điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ:

– Điều kiện cần: Hai tam giác có diện tích bằng nhau là điều kiện cần để hai tam giác bằng nhau.

– Điều kiện đủ: Hai tam giác bằng nhau là điều kiện đủ để hai tam giác đó có diện tích bằng nhau.

– Điều kiện cần và đủ là gì? Là không có.

Vì A đến B: đúng nhưng B đến A sai, vì “hai tam giác có diện tích bằng nhau nhưng chưa chắc đã bằng nhau”.

Nói “con chó có bốn chân” là đúng (trong toán học gọi câu nói đó là Mệnh đề thuận). Như vậy, con chó dứt khoát phải có bốn chân, con nào có hai chân, 3 chân, 5, 10, 15 chân (tóm lại số chân không phải là số 4) thì chắc chắn không phải là con chó.

Do đó, điều kiện cần để một con vật được là con chó thì phải có bốn chân.

Tuy nhiên, bây giờ có một con có bốn chân rồi thì đó có phải là con chó không (mệnh đề nghịch được phát biểu là: Con có bốn chân là con chó). Câu trả lời là chưa chắc vì mới chỉ có bốn chân thôi chưa đủ. Muốn là con chó phải thỏa mãn thêm điều kiện: Có đuôi, biết cắn người, ăn được… mới là cho. Đó chính là các điều kiện đủ.

Hơn nữa, khi nào người ta nói “điều kiện cần và đủ” tức là cả mệnh đề thuận và mệnh đề nghịch đều đúng.

4.2.Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu là khi chủ thể kinh doanh các ngành nghề này cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định mới được phép kinh doanh hay cung cấp dịch vụ, hàng hóa ra thị trường. Bao gồm như: điều kiện về vốn, điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện xin giấy phép con, điều kiện về chứng nhận đủ điều kiện…

Những vấn đề có liên quan đến điều kiện là gì cũng như các thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin điều kiện là gì sẽ giúp các chủ thể xác định điều kiện một cách đơn giản và dễ dàng hơn.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến điều kiện là gì cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo