Hiện nay, nhiều người đã chọn du lịch, lữ hành làm giải pháp giải tỏa căng thẳng, dẫn đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng phát triển. Tuy nhiên, kinh doanh dịch vụ lữ hành là một ngành, nghề có điều kiện. Do vậy, khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh dịch vụ lữ hành thì cần hiểu rõ và đảm bảo tuân theo các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành. ACC cung cấp đến bạn đọc các thông tin về quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Hiện nay, hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa và hoạt động kinh doanh quốc tế. Với mỗi loại hình hoạt động, các điều kiện mà pháp luật đặt ra với doanh nghiệp các điều kiện là khác nhau.
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Theo đó, trước khi đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp theo quy định phải đăng ký đầu tư). Bên cạnh đó, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải đăng ký mã ngành, nghề liên quan đến kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành du lịch lữ hành là 7912, tên ngành là điều hành tua du lịch và chi tiết là kinh doanh lữ hành nội địa.
Thứ hai, doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Doanh nghiệp đáp ứng về điều kiện ký quỹ sẽ được cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ.
Thứ ba, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Theo đó, trước khi đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp theo quy định phải đăng ký đầu tư). Bên cạnh đó, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải đăng ký mã ngành, nghề liên quan đến kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành du lịch lữ hành là 7912, tên ngành là điều hành tua du lịch và chi tiết là kinh doanh lữ hành quốc tế.
Thứ hai, doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng. Doanh nghiệp đáp ứng về điều kiện ký quỹ sẽ được cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ.
Thứ ba, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
3. Quy định về điều kiện ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
3.1. Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ
Về mức ký quỹ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung), điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành về mức kỹ quỹ như sau:
Mức ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.
Mức ký quỹ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là
- 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng nếu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
- 100.000.000 (một trăm triệu) đồng nếu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
- 100.000.000 (một trăm triệu) đồng nếu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Về phương thức ký quỹ: Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải bảo đảm tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
3.2. Quy trình nộp tiền ký quỹ và cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 168/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung), doanh nghiệp thực hiện việc nộp tiền ký quỹ như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ.
Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với quy định tại Nghị định này.
Bước 2: Ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng trên cơ sở hợp đồng ký quỹ đã ký kết với doanh nghiệp.
Bước 3: Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định Nghị định 168/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung).
4. Quy định về điều kiện đối với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL (sửa đổi, bổ sung), điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp như sau:
4.1. Về chức danh: Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải giữ một trong các chức danh sau:
- chủ tịch hội đồng quản trị;
- chủ tịch hội đồng thành viên;
- chủ tịch công ty;
- chủ doanh nghiệp tư nhân;
- tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc;
- trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
4.2. Về chuyên ngành: Chuyên ngành về lữ hành trong quy định về điều kiện đối với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Quản trị lữ hành;
- Điều hành tour du lịch;
- Marketing du lịch;
- Du lịch;
- Du lịch lữ hành;
- Quản lý và kinh doanh du lịch;
- Quản trị du lịch MICE;
- Đại lý lữ hành;
- Hướng dẫn du lịch;
- Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước ngày 01 tháng 02 năm 2018;
- Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
- Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành theo quy định về cụm từ trên bằng thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành mà ACC muốn chia sẻ cùng với bạn đọc. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành cho mình, bạn đọc có thể liên hệ ACC để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận