Thủ tục, điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển 2024

Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng nội dung:

Thủ tục, điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển
Thủ tục, điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển

1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ ĐẠI LÝ TÀU BIỂN

Đại lý tàu biển thực hiện các thủ tục tàu biển vào, rời cảng; ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hoá, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên; ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu biển; trình kháng nghị hàng hải; thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu; dịch vụ liên quan đến thuyền viên; thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu; giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển.

Trên thế giới, kể từ ngày có tàu biển thi nghề đại lý tàu biển cũng ra đời. Ở Việt Nam, những năm 1990 trở về trước đại lý tàu biển là một nghề khá kén chọn khi chỉ những người thuộc bộ máy nhà nước mới có thể làm đại lý tàu và cả nước chỉ duy nhất VOSA là đại lý độc quyền cho tất cả các tàu ra vào tất cả các cảng ở Việt Nam. Đại lý viên phải được xét duyệt lý lịch kỹ càng mới có thể gia nhập vào đội ngũ này do ngành nghề đặc thù và có yếu tố nước ngoài. Đến những năm cuối 90, bắt đầu mở rộng cửa cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực này, tuy vẫn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn cũng như bằng cấp của người sáng lập nhưng đã thông thoáng hơn nhiều và ngành này đã đón nhận rất nhiều thành viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau họ là chủ tàu, những cá nhân đứng ra thành lập doanh nghiệp kinh doanh đại lý tàu biển, những công ty con của các công ty có hàng hóa bán cho các công ty thương mại xuất khẩu, hoặc cả những công ty xuất khẩu hàng hóa…

Đại lý tàu biển là tổ chức, doanh nghiệp nhận sự ủy nhiệm của chủ tàu (Ship Owner) hoặc người thuê tàu (Charterer) để thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Làm mọi thủ tục cho phép tàu vào/rời cảng Việt am theo đúng luật lệ, quy định của nhà nước Việt Nam
  • Thu xếp hoa tiêu đưa tàu vào/rời cảng, thu xếp cầu bến cho tàu đậu, chờ hoặc xếp dỡ hàng hóa.
  • Đại diện cho chủ tàu, giúp đỡ tàu giao dịch với cảng, các chủ hàng và các cơ quan liên quan trong thời gian tàu đang ở tại cảng.
  • Thu xếp và thực hiện các công việc về thương vụ hàng hóa bao gồm.
    • Xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải hàng hóa
    • Kiểm tra, giám sát, cân đo hàng hóa
    • Thu xếp để gửi hàng vào kho
    • Thu xếp việc đóng gói, mở bao bì
    • Thỏa thuận bồi thường hàng hóa nếu xảy ra mất mát, hư hỏng, nhầm lẫn
  • Làm công việc phục vụ tàu gồm
    • Thu xếp sửa chữa, giám định tàu
    • Giám định khoang tàu, giám định hàng hóa trước khi xếp/dỡ hàng
    • Yêu cầu khử trùng, diệt chuột, vệ sinh hầm hàng, kiểm dịch
  • Làm thủ tục thuyền viên
    • Thu xếp thủ tục cho thuyền viên lên bờ tham quan, chữa bệnh
    • Thu xếp thủ tục để thay đổi thuyền viên, chức danh, thủ tục hồi hương
    • Chuyển thư từ, điện tín, bưu kiện, quà tặng cho thuyền viên nếu có yêu cầu
  • Làm cung ứng
    • Thu xếp để cung cấp nhiên liệu, dầu nhớt, vật tư, dụng cụ hàng hải, hải đồ hàng hải cho tàu
    • Thu xếp để cung cấp lương thực, thực phẩm, nước ngọt
  • Thanh toán hộ, thu hộ tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường thiệt hại, thanh toán tiền thưởng, phạt do xếp dỡ nhanh/ chậm, chi phí cứu trợ, cứu nạn.
  • Sắp xếp công tác cứu trợ, cứu nạn cho tàu biển.
  • Làm công tác môi giới:
    • Thuê tàu
    • Mua bán tàu
    • Đại diện cho chủ tàu ký hợp đồng thuê tàu, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng xếp dỡ hàng hóa
    • Đại diện người thuê tàu ký hợp đồng vận chuyển, thuê tàu với các chủ tàu.
    • Làm thủ tục giao nhận tàu cho thuê.
    • Làm thủ tục gửi, nhận hàng hóa, lưu khoang tàu
    • Làm thủ tục giao nhận mua bán tàu
  • Ngoài các công việc trên thì tùy theo yêu cầu của người ủy nhiệm có thể thực hiện các công việc khác liên quan đến hoạt động của tàu tại cảng.

2. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ ĐẠI LÝ TÀU BIỂN

  • Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật; trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm phần vốn góp theo quy định.
  • Có người chuyên trách thực hiện khai thác dịch vụ đại lý tàu biển và người chuyên trách công tác pháp chế.
  • Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam và có chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Điều kiện về nhân viên đại lý

Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam, đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH DỊCH VỤ ĐẠI LÝ TÀU BIỂN

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
  • Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
  • Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Thời gian thực hiện: 06-08 ngày làm việc

Về chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển

  • Chứng chỉ chuyên môn đại lý tàu biển do cơ sở đào tạo chứng nhận cho người tham dự khóa học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nhân viên đại lý tàu biển.
  • Khối lượng kiến thức đối với nội dung đào tạo là 03 học phần, với thời gian thực học là 45 (bốn mươi lăm) tiết.
  • Các học phần bao gồm:
    • Học phần I (15 tiết học) về kiến thức pháp luật hàng hải, hải quan, biên phòng, kiểm dịch và các điều ước quốc tế có liên quan;
    • Học phần II (15 tiết học) về nghiệp vụ đại lý tàu biển;
    • Học phần III (15 tiết học) về tiếng Anh chuyên ngành.

4. Các câu hỏi thường gặp

Điều kiện chung về kinh doanh vận tải biển?

Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập theo quy định của pháp luật (sau đây viết tắt là doanh nghiệp).

Điều kiện về tài chính?

Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh theo quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 05 (năm) tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định.

Điều kiện về tàu thuyền?

Điều kiện về tàu thuyền: Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển?

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (242 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo