Tại nước ta, ngành công nghiệp xây dựng luôn là ngành nghề quan trọng đóng góp tỷ lệ lớn vào tổng sản phẩm nội địa. Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu về nhà ở, công trình xây dựng ngày càng được đẩy cao. Do đó, sự thành lập các công ty kinh doanh ngành nghề xây dựng là nhu cầu thiết yếu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Điều kiện đăng ký kinh doanh ngành nghề xây dựng.
Điều kiện đăng ký kinh doanh ngành nghề xây dựng
1. Điều kiện thành lập công ty xây dựng
Ngành xây dựng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì thế để thành lập công ty xây dựng, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:
Doanh nghiệp được phép kinh doanh mọi ngành nghề Pháp luật không cấm phải đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý. Không được phép kinh doanh khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
1.1. Đối với nhóm ngành kinh doanh có điều kiện
Đối với các công ty đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh liên quan đến lĩnh vực xây dựng trong 4 nhóm ngành sau đây thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng khi tư vấn thành lập công ty hoặc bổ sung ngành nghề xây dựng, vì đây là nhóm ngành kinh doanh có điều kiện:
- Giám sát thi công
- Thiết kế công trình
- Thiết kế xây dựng
- Tư vấn thiết kế hạng mục công trình
1.2. Đối với nhóm ngành kinh doanh không điều kiện
Đối với hoạt động thi công xây dựng như:
- Xây nhà dân dụng
- Xây lắp công trình đường bộ
- Xây dụng công trình dân dụng, san lắp mặt bằng….
Nhóm ngành này thì không cần phải có chứng chỉ hành nghề, chỉ phải đăng ký ngành nghề kinh doanh này theo mã ngành cấp 4 là được.
Do đó, tùy vào từng nhóm ngành đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan để giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
1.3. Các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng:
Tùy vào từng nhóm ngành đăng ký kinh doanh trong xây dựng sẽ có những yêu cầu về chứng chỉ hành nghề xây dựng nhất định. Sau đây là các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng phổ biến hiện nay gồm:
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng: gồm địa hình và địa chất.
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế các loại công trình xây dựng.
- Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công các công trình xây dựng.
- Chứng chỉ hành nghề định giá các công trình xây dựng.
- Chứng chỉ hành nghề quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình.
- Chứng chỉ hành nghề kiểm định dự án công trình xây dựng.
1.4. Điều kiện về đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp
- Là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng được yêu cầu về tư cách pháp nhân.
- Chủ công ty/ doanh nghiệp là công dân Việt Nam/ người nước ngoài định cư tại Việt Nam: Các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh.
- Doanh nhân nước ngoài có quốc tịch là các nước thành viên WTO: Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam, Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, Thành lập CNDN, VPĐD tại Việt Nam.
1.5. Điều kiện về địa điểm kinh doanh
- Phải là địa điểm liên lạc phải chính xác, đầy đủ và thuộc địa phận trên lãnh thổ Việt Nam.
- Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp được xác định gồm: Số nhà, tên phố hoặc xã, phường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
1.4. Điều kiện về vốn điều lệ thành lập công ty xây dựng
Ngành, nghề xây dựng không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh nên khi thành lập công ty xây dựng KHÔNG CẦN CHỦ DOANH NGHIỆP CHỨNG MINH vốn điều lệ và cũng không yêu cầu mức vốn nào cố định.
Chủ doanh nghiệp có thể linh động lựa chọn 1 mức vốn để đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, mức vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng tới năng lực của công ty khi tham gia đấu thầu và làm hồ sơ đấu thầu. Vì thế phải lựa chọn một mức vốn PHÙ HỢP để vừa đảm bảo mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh, vừa thực hiện đúng quy định pháp luật.
Để lựa chọn được mức vốn phù hợp với ngành nghề xây dựng hãy liên hệ công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Tân Thành Thịnh để được tư vấn chi tiết hơn.
Ngoài ra, vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm.
- Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.
2. Mã ngành nghề công ty xây dựng
Danh mục ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, Ngành xây dựng được phân thành nhiều nhóm ngành có điều kiện và không điều kiện. Nếu bạn kinh doanh trong nhóm ngành có điều kiện bắt buộc phải có những chứng chỉ và quy định liên quan mới được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động.
2.1. Nhóm ngành kinh doanh có điều kiện
Nhóm ngành kinh doanh có điều kiện của lĩnh vực xây dựng gồm 4 nhóm ngành sau:
- Giám sát thi công
- Thiết kế công trình
- Thiết kế xây dựng
- Tư vấn thiết kế hạng mục công trình
2.2. Nhóm ngành kinh doanh không điều kiện
Nhóm ngành kinh doanh không điều kiện gồm có:
- Xây nhà dân dụng
- Xây lắp công trình đường bộ
- Xây dụng công trình dân dụng, san lắp mặt bằng….
Nhóm ngành này thì không cần phải có chứng chỉ hành nghề, chỉ phải đăng ký ngành nghề kinh doanh này theo mã ngành cấp 4 là được. Do đó, tùy vào từng nhóm ngành đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan để giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, các mã ngành nghề công ty xây dựng hiện nay là:
STT | Tên ngành nghề | Mã ngành |
1 | Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp | 3320 |
2 | Xây dựng nhà để ở | 4101 |
3 | Xây dựng nhà không để ở | 4102 |
4 | Xây dựng công trình đường sắt | 4211 |
5 | Xây dựng công trình đường bộ | 4212 |
6 | Xây dựng công trình điện | 4221 |
7 | Xây dựng công trình cấp, thoát nước | 4222 |
8 | Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc | 4223 |
9 | Xây dựng công trình công ích khác | 4229 |
10 | Xây dựng công trình thủy | 4291 |
11 | Xây dựng công trình khai khoáng | 4292 |
12 | Xây dựng công trình chế biến, chế tạo | 4293 |
13 | Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác | 4299 |
14 | Phá dỡ | 4311 |
15 | Chuẩn bị mặt bằng | 4312 |
16 | Lắp đặt hệ thống điện | 4321 |
17 | Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí | 4322 |
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác | 4329 | |
18 | Chi tiết: | |
+ Thang máy, thang cuốn | ||
+ Cửa cuốn, cửa tự động | ||
+ Dây dẫn chống sét | ||
+ Hệ thống hút bụi | ||
+ Hệ thống âm thanh | ||
+ Hệ thống cách âm, cách nhiệt, chống rung. | ||
19 | Hoàn thiện công trình xây dựng | 4330 |
20 | Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác | 4390 |
21 | Bán buôn kim loại và quặng kim loại | 4662 |
( Không kinh doanh vàng miếng) | ||
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng | 4663 | |
Chi tiết: | ||
– Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến; | ||
– Bán buôn xi măng; | ||
22 | – Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi; | |
– Bán buôn kính xây dựng; | ||
– Bán buôn sơn, vécni; | ||
– Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh; | ||
– Bán buôn đồ ngũ kim; |
3. Các bước thành lập công ty xây dựng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì quy trình thủ tục nộp hồ sơ để đăng ký thành lập công ty xây dựng như sau:
a) Bước 1: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh
- Sau khi hồ sơ chuẩn bị thành lập doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ thì bạn tiến hành nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Nếu bạn bận rộn, bạn không có nhiều thời gian và chuẩn bị hồ sơ, đợi duyệt và hoàn tất thủ tục thì có thể sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh để giúp bạn thực hiện nhanh chóng quá trình này.
b) Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hồ sơ được duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện việc công bố thông tin lên công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục đúng quy định.
c) Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014.
- Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.
- Số lượng con dấu.
- Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
- Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể như là hình tròn, hình đa giác…Với điều kiện đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
Sau khi làm con dấu thì phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh để được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
d) Bước 4: Kê khai và đóng thuế môn bài
Tiếp theo là thực hiện việc kê khai thuế và đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp. Tùy vào mức vốn điều lệ đăng ký doanh nghiệp mà thực hiện kê khai, đóng thuế theo quy định.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Điều kiện đăng ký kinh doanh ngành nghề xây dựng. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận