Đầu tư hiện nay đã là một vấn đề rất quen thuộc với đời sống hàng ngày của chúng ta. Bởi lẽ, thị trường kinh tế của nước ta đang ngày càng hội nhập với thị trường thế giới, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Các dự án xây dựng được đầu tư với nguồn vốn lớn, đem đến nhiều lợi ích cho nước ta trong vài năm gần đây .Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định. Vậy thì dự án đầu tư là gì? Một số đặc điểm của dự án đầu tư. Lập dự án đầu tư để xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như thế nào? Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020 được quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây mà ACC chia sẻ để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.
điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư là gì?
Xét về mặt hình thức chúng ta có thể hiểu dự án đầu tư là tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư chính là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài.
Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.
Theo Luật Đầu tư 2014 quy định: “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”
Như vậy, trên nhiều khía cạnh thì dự án đầu tư được hiểu theo nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, tác giả sẽ tổng hợp khái niệm dự án đầu tư như sau:
Dự án đầu tư chính là tập hợp các thông tin, dữ liệu, hoạt động và một số yếu tố về tài chính, lao động…để thực hiện một kế hoạch đã được lập ra trước đó. Mục đích cuối cùng của hoạt động này chính là đưa những sáng kiến, ý tưởng trở thành sự thật, đúng với mục đích ban đầu đặt ra. Đồng thời, dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.
2. Về chuyển nhượng dự án đầu tư
Chuyển nhượng dự án đầu tư là việc các nhà đầu tư của một dự án chuyển một phần hoặc toàn bộ dự án của mình cho một nhà đầu tư khác thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư. Hợp đồng chuyển nhượng này có bản chất là một loại hợp đồng bán tài sản nhưng tài sản được giao dịch ở đây là có phần đặc biệt là dự án đầu tư hoặc một phần của nó.
Ngoài ra, trường hợp chuyển nhượng dự án phát sinh thu nhập, nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư thực hiện nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện chuyển nhượng
a, Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động (khoản 1 Điều 48 của Luật đầu tư 2014):
– Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
– Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
– Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
– Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động (khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật đầu tư 2014):
+ Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
- Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật di sản văn hóa;
- Để khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về môi trường;
- Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
- Theo quyết định, bản án của Tòa án, Trọng tài;
- Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư;
- Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
- Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật Đầu tư 2014;
- Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.
b, Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
c, Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
d, Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).
4. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở kế hoạch và đầu tư.
5. Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư
Bước 1: Nộp hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư
Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp 04 (bốn) bộ hồ sơ (01 bản chính + 03 bản sao) cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư có thể tự mình nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết hành chính.
Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
- Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có).
- Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
- Văn bản ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ cho Nhà đầu tư; nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyên viên tiếp nhận/hướng dẫn giải thích để nhà đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan được gửi hồ sơ xin ý kiến có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình;
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo về việc đáp ứng điều kiện chuyển nhượng dự án;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
Bước 4: Nhận kết quả giải quyết hành chính
Nhà đầu tư căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết tại Cơ quan đăng ký đầu tư đã nộp hồ sơ.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Văn bản điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân đối thành phố/huyện với dự án đầu tư không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
6. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 20 ngày + 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Khi chuyển nhượng dự án đầu tư mà có phát sinh lợi nhuận thì cần phải thực hiện thủ tục về thuế đối với nhà nước.
Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần giải đáp xoay quanh các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ về những vấn đề này. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận