Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.
1. Chứng chỉ hành nghề là gì?
Khi một chứng chỉ hành nghề được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật là hàng loạt lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn để cấp chứng chỉ hành nghề được tổ chức và không ít doanh nghiệp sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu chưa có các chứng chỉ hành nghề theo quy định.Vậy chứng chỉ hành nghề là gì? Nó có vai trò quan trọng như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
Ở các nước phát triển, chứng chỉ hành nghề cũng được cấp cho khá nhiều nghề được coi là “nhạy cảm” như ở nước ta. Song, quan niệm về chứng chỉ hành nghề ở đó lại không như ở nước ta.
Trước hết, chứng chỉ hành nghề không phải là một “giấy chứng nhận” về trình độ chuyên môn của người hành nghề. Bởi lẽ, chứng chỉ hành nghề chỉ được cấp cho những người đã qua đào tạo ở các cơ sở đào tạo quốc gia (trường trung cấp, cao đẳng, dạy nghề, đại học, sau đại học) và cả những người đã hành nghề lâu năm, không có vi phạm pháp luật.
Do đó, bằng tốt nghiệp của các cơ sở đào tạo (trừ trường hợp bằng giả và bằng thật nhưng học giả) và quá trình công tác mới là chứng chỉ xác nhận trình độ chuyên môn của người hành nghề. Chứng chỉ hành nghề chỉ là một trong những công cụ để quản lý, giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
Thứ hai, chứng chỉ hành nghề cũng là công cụ để người hành nghề phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những thông tin mới về tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hành nghề của mình.Với quan niệm như trên, việc cấp chứng chỉ hành nghề ở các nước phát triển khá đơn giản.
Một người đã qua đào tạo và được cấp bằng, sau thời gian thử việc phải đến hội nghề nghiệp xin gia nhập hội và được hội cấp chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề đó là một trong những điều kiện không thể thiếu để các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ký hợp đồng lao động chính thức.
Do quy định rất khắt khe về việc cấp chứng chỉ hành nghề nên phần lớn những người đang hành nghề lại không có chứng chỉ hành nghề, thậm chí, không ít doanh nghiệp không đủ “điều kiện kinh doanh” theo quy định vẫn thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Chứng chỉ hành nghề thường có thời hạn ngắn từ 1-3 năm tùy theo thâm niên của người hành nghề. Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp và hàng năm phải tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin mới trong lĩnh vực hành nghề. Nếu vi phạm một trong những quy định đó có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc không được cấp lại và sẽ không được tiếp tục hành nghề.
Như vậy, có thể thấy rằng, chứng chỉ hành nghề là loại chứng chỉ cấp cho cá nhân hành nghề, không cấp cho pháp nhân, cơ quan, tổ chức, không phải là một điều kiện kinh doanh.
2. Đối tượng nào phải có chứng chỉ hành nghề?
Tùy thuộc tính chất của ngành nghề và nhu cầu quản lý, Nhà nước xác định cụ thể những ngành nghề mà người hoạt động trong ngành nghề ấy phải có chứng chỉ hành nghề.
Cần lưu ý là, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề và được tổ chức theo loại hình trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần, ít nhất một trong những người quản lý, điều hành doanh nghiệp phải có chứng chỉ này.
3. Chứng chỉ hành nghề có ảnh hưởng như thế nào?
Ảnh hưởng rõ nét nhất của chứng chỉ hành nghề đến doanh nghiệp là trong quá trình thành lập doanh nghiệp, cụ thể:
- Chứng chỉ hành nghề được xem là một điều kiện về nhân sự mà doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng để được phép kinh doanh ngành nghề mà theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
- Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, ngoài việc chọn mã ngành cấp 4 theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải ghi thêm chi tiết hoặc bổ sung mã ngành cấp 5 ngành nghề mà mình kinh doanh theo văn bản pháp luật ghi nhận ngành nghề đó.
Đồng thời, trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải duy trì điều kiện về chứng chỉ hành nghề theo quy định. Nếu không đảm bảo điều kiện này, doanh nghiệp có thể rơi vào trường hợp không còn đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề đã đăng ký nữa.
4.Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề là gì?
Tùy vào mỗi ngành nghề khác nhau thì sẽ có điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khác nhau.
– Chứng chỉ hành nghề chỉ cấp cho những người đã qua đào tạo của quốc gia như tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, dạy nghề hay sau đại học. Bên cạnh đó những người làm nghề lâu năm có nhiều kinh nghiệm cũng được xét cấp chứng chỉ.
– Chứng chỉ hành nghề được cấp với những người không vi phạm pháp luật. Đây còn được xem như là công cụ để quan sát, quản lý đạo đức nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
– Mỗi cá nhân sau khi trải qua đào tạo và được cấp bằng, sau một thời gian cần đến hội nghề nghiệp xin gia nhập và được hội cấp chứng chỉ.
– Khi được cấp chứng chỉ hành nghề người được cấp chứng chỉ cần làm việc học tập rèn luyện tuân theo đạo đức nghề nghiệp và tham gia lớp bồi dưỡng trình độ thường xuyên để nâng cao tay nghề. Nếu cá nhân làm việc vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp có thể bị thu lại chứng chỉ hành nghề.
– Lưu ý rằng chứng chỉ hành nghề chỉ được cấp cho từng cá nhân và có thời hạn 1 – 3 năm tùy vào tính chất nghề nghiệp. Tùy vào các ngành nghề khác nhau sẽ có thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề và các quy định khác nhau.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ: Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận