Quy định về điều chỉnh giấy phép xả thải năm 2024

Kinh tế - xã hội – môi trường là 03 trụ cột của phát triển kinh tế bền vững và để cân bằng cả ba trụ cột thì Nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh được quyền xả thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa trên khắp đất nước đã gây ra áp lực rất lớn đến môi trường, làm lượng chất thải và nước thải cũng tăng. Do vậy, để hạn chế điều này và quản lý môi trường hiệu quả, cá nhân, tổ chức khi xả thải phải xin giấy phép xả thải và giấy phép này có thể điều chỉnh với những quy định sau:

1. Cơ sở pháp lý về điều chỉnh giấy phép xả thải vào nguồn nước:

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;

- Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

2. Điều chỉnh giấy phép xả thải được thực hiện trong các trường hợp nào?

Giấy phép xả thải vào nguồn nước là một trong các loại giấy phép được Luật Tài nguyên nước quy định nhằm đảm bảo cho việc nước thải trước khi xả vào nơi tiếp nhận đáp ứng được quy định của pháp luật trong bảo vệ môi trường thông qua việc phân tích, đánh giá, ảnh hưởng của nước thải. Hiện nay, cá nhân, tổ chức được phép điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước khi họ thuộc một trong 05 trường hợp được nhắc đến sau đây:

- Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải tức là vượt quá sức và việc xả thải tiếp có thể gây nghiêm trọng đến môi trường

- Nhu cầu xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục nghĩa là số lượng nước thải ra vượt quá mức được đăng ký ban đầu

- Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc xả nước thải vào nguồn nước;

- Do chuyển đổi chức năng nguồn nước;

- Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với các nội dung sau (Tức là khi điều chỉnh giấy phép nhằm những mục đích được nói dưới đây thì không được điều chỉnh giấy phép xả thải mà chủ giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới) :

Nguồn nước khai thác, sử dụng; nguồn nước tiếp nhận nước thải

Lượng nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp

Lượng nước xả vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp

Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng quy định trong giấy phép xả nước thải, trừ trường hợp cơ quan cấp phép yêu cầu điều chỉnh hoặc chủ giấy phép đề nghị áp dụng mức quy chuẩn cao hơn.

3. Thủ tục điều chỉnh giấy phép xả thải cập nhật 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định, bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép

- Kết quả phân tích chất lượng nước thải và chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

- Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả nước thải, quy trình vận hành thì phải có đề án xả nước thải;

- Bản sao giấy phép đã được cấp trước đó

- Hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn lập hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Bước 2: Nộp 02 (bộ) hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Cụ thể là Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình

- Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

- Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

- Khi hồ sơ không hợp lệ, tức là có sai sót không đụng với quy định trên hoặc nội dung không đáp ứng thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.

Bước 4: Thẩm định đề án, báo cáo điều chỉnh giấy phép xả thải vào nguồn nước

- Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo, nếu cần thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép;

- Khi phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;

- Nếu như trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ.

Bước 5: Nhận kết quả là Giấy phép điều chỉnh xả nước thải vào nguồn nước

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh trả kết quả hồ sơ giải quyết đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích). Khi nhận kết quả, tổ chức cá nhân phải mang theo phiếu hẹn trả kết quả.

- Mẫu giấy phép sử dụng là theo Mẫu số 21 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT

Thời hạn của giấy phép xả thải sau khi điều chỉnh tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định như trên thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn xin điều chỉnh xả thải vào nguồn nước

4. Một số câu hỏi thường gặp khi điều chỉnh giấy phép xả thải

4.1 Mẫu văn bản nào được sử dụng khi điều chỉnh giấy phép xả thải?

Gồm các mẫu văn bản được sử dụng như sau:

- Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép: Mẫu 10 ban hành kèm theoThông tư số 27/2014/TT-BTNMT.

- Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép (Mẫu 37 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT). Trường hợp điều chı̉nh quy mô, phương thức, che độ xả nước thải, quy trı̀nh vận hành thı̀ phải có đề án xả nước thải

4.2 Phí, lệ phí xin cấp giấy phép điều chỉnh giấy phép xả thải là bao nhiêu?

- Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng  nước xả thải dưới 100m3/ngày đêm là 150.000 đồng

- Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả thải từ 100m3/ngày đêm đến dưới 500m3/ngày đêm là 450.000 đồng

- Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả thải từ 500m3/ngày đêm đến dưới 2.000m3/ngày đêm là 1.100.000 đồng

- Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả thải từ 2.000m3/ngày đêm đến dưới 5.000m3/ngày đêm là 2.250.000 đồng

4.3 Những văn bản nào đi kèm khi xin hồ sơ điều chỉnh giấy phép xả thải?

Lưu ý những hồ sơ sau khi thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép xả thải:

- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải, chất lượng nước thải trước và sau xử lý (thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ), kèm theo sơ đồ vị trí lấy mẫu, và mô tả thời điểm lấy mẫu ngoài hiện trường (thời tiết, hiện trạng các nguồn thải có liên quan đến vị trí lấy mẫu).

(Các thông số phân tích nước nguồn tiếp nhận theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về chất lượng nước mặt, nước biển ven bờ; các thông số phân tích chất lượng nước thải là các thông số được quy định trong giấy phép đã được cấp).

- Số liệu quan trắc, giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải, nước nguồn tiếp nhận.

- Văn bản quy định vùng bảo hộ vệ sinh; mục đích sử dụng nguồn nước do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có).

- Các văn bản về kết quả thanh tra, kiểm tra có liên quan đến hoạt động xả nước thải (nếu có).

- Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo