Tiền lương được coi là một sự trả công cho việc thực hiện công việc của người lao động. Để xã hội duy trì sự ổn định và phát triển thì pháp luật có quy định rất rõ ràng về tiền lương. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tiền lương, nguyên tắc trả lương cùng với ủy quyền nhận lương được quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 thông qua bài viết Điều 94 Bộ luật Lao động mới nhất [Cập nhập 2023].
1. Tiền lương là gì?
Lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.
Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương theo công việc hoặc mức lương theo chức danh có thể hiểu là mức lương trong thang lương, bảng lương được người sử dụng lao động xây dựng. Đây là mức lương đối với công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động và thời gian làm việc bình thường đối với người lao động.
Phụ cấp lương được hiểu là khoản bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc chưa được tính đến hay đã được tính nhưng chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc theo chức danh.
Khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương có liê quan tới việc thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động trừ các khoản như tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ của người sử dung lao động.
2. Quy định Điều 94 Bộ luật Lao động 2019
"Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định."
3. Phân tích Điều 94 Bộ Luật Lao động 2019
Trước đây việc uỷ quyền nhận lương của người lao động không được quy định tại Bộ luật Lao động 2012. Theo quy định tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019 thì: “Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp“
Các bên được ủy quyền nhận tiền lương thay cho người lao động thường là người thân trong gia đình, bạn bè thân quen của người lao động.
Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý thêm rằng mặc dù luật quy định cho phép ủy quyền nhận lương nhưng không quy định cụ thể về việc ủy quyền nhận toàn bộ hay một phần tiền lương.
Theo đó, việc áp dụng phương thức nào trong 2 phương thức ủy quyền là hoàn toàn phụ thuộc vào người ủy quyền và người được ủy quyền.
Để ủy quyền, người lao động cần chuẩn bị giấy ủy quyền nhận tiền lương (hay giấy ủy quyền lĩnh thay lương) theo đúng thể thức của văn bản hành chính theo quy định của pháp luật, trong đó ghi rõ nội dung ủy quyền, quyền hạn của giấy ủy quyền cũng như thông tin chi tiết về bên ủy quyền và bên được ủy quyền.
Luật không bắt buộc người lao động phải chứng minh lý do chính đáng của việc ủy quyền nhưng họ phải tự chịu trách nhiệm về việc ủy quyền cho người khác nhận thay. Người sử dụng lao động cũng không có quyền đòi hỏi người lao động phải chứng minh lý do ủy quyền.
Do vậy, về nguyên tắc người lao động có thể ủy quyền cho bất kỳ ai nhận thay lương, kể cả việc trả lương sang tài khoản của người khác. Luật cũng không quy định bắt buộc phải ủy quyền nhận toàn bộ số lương nên người lao động có thể chỉ ủy quyền cho nhận một phần lương, phần còn lại họ vẫn trực tiếp nhận. Chẳng hạn, vợ/chồng lên thành phố làm việc thì ủy quyền cho vợ/chồng ở quê nhận một phần lương (qua chuyển khoản) để nuôi dưỡng con cái, gia đình. Quy định này sẽ giúp người lao động không phải hàng tháng ra ngân hàng chuyển tiền cho người thân.
Về hình thức ủy quyền, người lao động có thể làm giấy ủy quyền (chữ ký của bên ủy quyền) hoặc hợp đồng ủy quyền (có chữ ký của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền) và phải được công chứng, chứng thực.
Trên đây là các thông tin về Điều 94 Bộ luật Lao động mới nhất [Cập nhập 2023] mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận