Xác định sự thật khách quan của vụ án là một trong những nhiệm vụ tất yếu của quá trình giải quyết vụ án hình sự liên quan tới tội phạm, người phạm tội và các vấn đề liên quan. Luật ACC xin gửi tới quý bạn đọc bài viết: “Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự”.

1. Nghĩa vụ chứng minh
Theo quy định tại Điều 15 BLTTHS năm 2015 – Xác định sự thật của vụ án thì:
“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội”.
Theo quy định trên thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, truy tố và xét xử. Ngoài ra, một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 35 BLTTHS năm 2015. Quy định “… Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”,
Từ những phân tích nêu trên đây chính là một phần nội hàm của nguyên tắc suy đoán vô tội theo quy định tại Điều 13 BLTTHS năm 2015, đó là: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.
Theo quy định tại Điều 15 BLTTHS năm 2015 thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nghĩa vụ chứng minh tội phạm, nhưng việc chứng minh tội phạm của các cơ quan này ở mỗi giai đoạn tố tụng có những đặc điểm khác nhau.
Ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự và truy tố, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có nghĩa vụ chứng minh tội phạm, còn ở giai đoạn xét xử, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và Hội đồng xét xử.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, do vậy, kể cả trong trường hợp người phạm tội không đưa ra được những chứng cứ để chứng minh là họ vô tội thì cũng không thể vì thế mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng kết tội họ.
2. Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự
Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự bao gồm những sự kiện và tình tiết khác nhau; mỗi sự kiện, tình tiết nói riêng cũng như toàn bộ vụ án đều phải được nghiên cứu, làm sáng tỏ một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện và chính xác. Để chứng minh tội phạm trong tố tụng hình sự thì vấn đề quan tâm hàng đầu chính là các cấu thành tội phạm.
Cấu thành tội phạm chính là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Tuy nhiên, không phải bất cứ cấu thành tội phạm nào cũng có những dấu hiệu bắt buộc giống nhau; có những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm, có những dấu hiệu có trong cấu thành tội phạm của tội này nhưng lại không có trong cấu thành tội phạm của tội khác. Song để chứng minh tội phạm trong tố tụng hình sự thì đối với bất cứ một tội phạm nào, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đều phải chứng minh được những vấn đề sau:
– Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm;
– Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm;
– Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm.
Các sự kiện, tình tiết của vụ án do Tòa án xem xét và giải quyết được chứng minh bằng các chứng cứ. Những sự kiện, tình tiết cuẩ vụ án hình sự cần thiết được xác định bằng các chứng cứ tạo thành đối tượng chứng minh. Trong khi điều tra và giải quyết vụ án hình sự cần phải xác định đối tượng chứng minh, tứ là nhóm các sự kiện, tình tiết được làm sang tỏ, khẳng định. Trong lý luận chứng cư, tổng thể những vấn đề được chỉ ra trong điều luật được gọi là đối tượng chứng minh.
Căn cứ theo Điều 85 BLTTHS đã nêu cụ thể các vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự, bao gồm:
– Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội. Việc chứng minh vấn đề này cho phép khẳng định hành vi phạm tội có xảy ra trên thực tế hay không, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội như thời gian, địa điểm, diễn biến, công cụ, phương tiện phạm tội…như thế nào. Đây là những dấu hiệu thuộc khách thể và mặt khách quan của tội phạm.
– Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội. Nếu chứng minh được có hành vi phạm tội xảy đã xảy ra trên thực tế thì câu hỏi tiếp theo là ai đã thực hiện hành vi phạm tội, nghĩa là xác định chủ thể của tội phạm. Tiếp đó, cần chứng minh người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi hay không có lỗi, nếu có lỗi thì lỗi vô ý hay cố ý, có năng lực trách nhiệm hình sự hay không. Đây là những yếu tố về chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm, có ý nghĩa trong việc xác định người đã thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không.
– Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Sau khi xác định được hành vi phạm tội và người phạm tội, cần làm rõ các tình tiết có ý nghĩa khi quyết định hình phạt đối với bị cáo như luật các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 51 và 52 Bộ luật Hình sự; các đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là vấn đề cần được chứng minh vì tùy từng vụ án mà đây sẽ là tình tiết có ý nghĩa định tội, khung hình phạt, cân nhắc mức hình phạt và/hoặc nhằm giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án. Việc làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội một mặt nhằm cân nhắc xử lý phù hợp với bị cáo, mặt khác giúp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đưa ra những kiến nghị, yêu cầu để loại trừ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, phòng ngừa tội phạm.
– Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Đây là điểm mới được bổ sung trong quy định của điều luật so với Điều 63 BLTTHS năm 2003. Trong việc giải quyết vụ án hình sự, ngoài trường hợp tuyên bố bị cáo phạm tội và áp dụng hình phạt tương ứng còn có những trường hợp bị can, bị cáo được loại trừ trách nhiệm hình sự có thể là sự kiện bất ngờ, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội, rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên. Các tình tiết liên quan đến việc miễn trách nhiệm hình sự như người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được bị hại hoặc người đại diện của bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. Các tình tiết liên quan tới việc miễn hình phạt như bị cáo có hai tình tiết giảm nhẹ quy định khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự, bị cáo phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.
3. Hậu quả của tội phạm
Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là một trong những vấn đề cần phải chứng minh trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là một trong những vấn đề cần phải được chứng minh trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định mức độ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và có ý nghĩa đối với việc định tội danh, có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại.
4. Dịch vụ tư vấn Luật ACC
Trên đây là thông tin về Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về tố tụng, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận