Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành ngày 25/11/2015 với nhiều quy định về thẩm quyền của Tòa án; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; thành phần giải quyết việc dân sự; người tham gia tố tụng; chứng minh, chứng cứ; biện pháp khẩn cấp tạm thời; chi phí tố tụng... Mời bạn tham khảo bài viết sau để biết thêm về: Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự .
Phối hợp hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự

1. Tóm tắt chung Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành ngày 25/11/2015 với nhiều quy định về thẩm quyền của Tòa án; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; thành phần giải quyết việc dân sự; người tham gia tố tụng; chứng minh, chứng cứ; biện pháp khẩn cấp tạm thời; chi phí tố tụng;…Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm 10 Phần, 42 Chương, 517 Điều (Thay vì Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 chỉ gồm 9 Phần, 36 Chương, 418 Điều). BLTTDS 2015 có bố cục gồm các Phần sau:

- Những quy định chung

- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm

- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm

- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn

- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

- Thủ tục giải quyết việc dân sự

- Thủ tục công nhận và co thi hành tại Việc Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

- thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

- Thi hành Bản án, quyết định dân sự của Tòa án

- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng

Theo đó, Bộ luật TTDS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:

- Bổ sung mới quy định về Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng:

+ Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của Bộ luật tố tụng dân sự  năm 2015.

+ Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự theo Bộ luật số 92/2015/QH13.

+ Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo Điều 45 Luật này về việc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.

- Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.

- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:

+ Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;

+ Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.

- Điều 247 Bộ Luật 92/2015/QH13 quy định rõ nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa

+ Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.

- Bổ sung phần thứ tư về Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn quy định:

+ Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn

+ Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn

+ Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

Bộ luật tố tụng DS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, cụ thể tại Khoản 1 Điều 517 Bộ luật TTDS năm 2015.

2. Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự

Điều 81. Người phiên dịch

1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.

2. Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch.

Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.

3. Người phiên dịch là gì? Người phiên dịch trong tố tụng dân sự?

Trong tố tụng dân sự, người phiên dịch cũng có các quyền và nghĩa vụ về lĩnh vực chuyên môn và vật chất như người giám định. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện việc dịch theo yêu cầu cảu tòa án trung thực, khách quan, đúng nghĩa; được đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm về lời nói cần phiên dịch; không được tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác, nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ; phải có mặt theo giấy triệu tập của tòa án, phải cam đoan trước tòa án về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Nếu người phiên dịch cố ý dịch sai sự thật  hoặc khi được tòa án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch có nội dung sau đây:

– Người phiên dịch cần phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

– Người phiên dịch cần phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa.

 

– Người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm nội dung cần phiên dịch.

– Người phiên dịch không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch.

– Người phiên dịch cần được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.

– Người phiên dịch cần phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

Ngoài ra, theo Điều 231 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về sự có mặt của người phiên dịch có nội dung như sau:

– Người phiên dịch có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án.

– Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định rất rõ về quyền cũng như nghĩa vụ của người phiên dịch trong quá trình tố tụng dân sự. Các chủ thể là người phiên dịch cần đảm bảo thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình để bảo vệ lợi ích hợp pháp của những đương sự tham gia tố tụng.

Trên đây là một số thông tin về Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (726 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo