Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ra đời đã quy định rõ ràng và cụ thể, tạo điều kiện cho người bị buộc tội nhận được sự trợ giúp nhiều hơn từ phía người bào chữa.Vậy, người bào chữa tham gia tố tụng từ thời điểm nào? Để giải đáp vấn đề này, Luật ACC xin gửi tới quý bạn đọc bài viết: “Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng trong Bộ luật TTHS 2015”.
Người bào chữa theo quy định bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

1. Khái niệm người bào chữa 

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
Ngoài ra người bào chữa có thể do người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội nhờ.

2. Chủ thể có thể là người bào chữa theo quy định pháp luật Tố tụng hình sự

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 72 BLTTHS năm 2015 quy định các chủ thể có thể Người bào chữa là; 
– Luật sư;
– Người đại diện của người bị buộc tội;
– Bào chữa viên nhân dân;
– Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Theo đó: 
– Luật sư: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Hoạt động bào chữa của luật sư có tính chất chuyên nghiệp.
– Người đại diện của người bị buộc tội: Người đại diện cho người bị buộc tội là cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị buộc tội chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa hoặc người có nhược điểm về tâm thần; đại diện theo pháp luật của bị can, bị cáo là pháp nhân.
– Bào chữa viên nhân dân: Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
–  Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

3. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng

Căn cứ theo Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng như sau:

3.1. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng hình sự đã được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định tại khoản 1 Điều 58 (quyền và nghĩa vụ của người bào chữa). Để bảo đảm nội dung phù hợp với tên điều cũng như tính chất quan trọng của thời điểm tham gia tố tụng hình sự của người bào chữa, trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhà làm luật đã tách ra quy định một điều (Điều 74) về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng. Nội dung Điều này tiếp tục kế thừa quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định về mở rộng diện người được bào chữa là người bị bắt.
Thời điểm này phụ thuộc vào quyết định của người bị buộc tội về việc tự lựa chọn người bào chữa cho họ hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trường hợp chỉ định người bào chữa, trừ trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

3.2. Trường hợp người được bào chữa bị bắt, tạm giữ

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Như vậy, người bị bắt có quyền nhờ người bào chữa cho mình ngay khi họ bị bắt, nhưng người bào chữa chỉ được tham gia bào chữa khi người bị bắt được đưa về trụ sở của cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra. Quy định này cũng phù hợp với thực tế, bởi vì đối với những trường hợp không phải do cơ quan có thẩm quyền điều tra bắt hoặc do cơ quan có thẩm quyền điều tra bắt nhưng khi bắt lại ở ngoài trụ sở cơ quan có thẩm quyền điều tra thì việc cho người bào chữa tham gia bào chữa ngay là không khả thi.
Vì vậy, chỉ khi người bị bắt bị đưa về trụ sở của cơ quan có thẩm quyền điều tra thì người bào chữa mới được tham gia bào chữa khi có yêu cầu hoặc thuộc trường hợp bắt buộc phải chỉ định người bào chữa.

3.3 Trường hợp người được bào chữa phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

4. Dịch vụ tư vấn Luật ACC

Trên đây là thông tin quy định của pháp luật về Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng trong Bộ luật TTHS 2015 mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về tố tụng, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo