Điều 73 luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Vi phạm hành chính là một trong những thuật ngữ chúng ta thường hay nhắc đến trong cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản pháp luật để điều chỉnh chi tiết về vấn đề này cũng như quy định về mức phạt cụ thể khi có hành vi vi phạm hành chính xảy ra. Vậy điều điều 73 luật xử lý vi phạm hành chính quy định như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

điều 73 Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính
Điều 73 luật xử lý vi phạm hành chính 2012

1. Vi phạm hành chính là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính được hiểu là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Dựa vào khái niệm nêu trên, có thể rút ra một số đặc điểm của vi phạm hành chính như sau:

  • Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước

Hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện).

Theo đó, sẽ không có vi phạm hành chính nếu không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.

  • Thứ hai, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện

Lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất trong mặt chủ quan, thể hiện ý chí của người thực hiện. Lỗi trong vi phạm hành chính được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Trong đó:

– Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

– Lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra.

Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm hành chính.

  • Thứ ba, vi phạm hành chính phải bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đặt ra khung pháp lý chung nhất cho việc xử lý vi phạm hành chính của chủ thể. Trong đó, Luật này đăt ra nguyên tắc xử lý vi phạm; các biện pháp xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với các chủ thể vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính;… Ngoài ra việc xử lý vi phạm hành chính còn được thể hiện trong các quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Hiểu đơn giản, Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính.

Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính:

  • Cảnh cáo
  • Phạt tiền

Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
  • Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
  • Các biện pháp khắc phục hậu quả khác

3. Điều 73 luật xử lý vi phạm hành chính

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 là văn bản do Quốc Hội ban hành vào ngày 20 tháng 6 năm 2012 quy định về việc Xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính. Theo đó, Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề điều 73 luật xử lý vi phạm hành chính, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về điều 73 luật xử lý vi phạm hành chính vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo