1. Hoàn cảnh ra đơi của hiến pháp 1992
Sau một thời gian phát huy hiệu lực, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Tình hình thực tiễn của đất nước đòi hỏi phải có một bản Hiến pháp mới, phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Đại hội Đảng toàn tuốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra thời kỳ đổi mới ở nước ta. Với tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, Quốc hội khóa 8, tại kỳ họp thứ 3 ngày 22/12/1998 đã ra Nghị quyết sửa đỏi lời nói đầu của Hiến pháp 1980; ngày 30/6/1989, kỳ họp thứ V Quốc hội khóa 8 lại ra Nghị quyết sửa đổi 7 điều: 57, 116, 118, 122, 123, 125 để xác định thêm quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân của công dân và thành lập thêm thường trực HĐND trong cơ cấu hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện đồng thời củng cố thêm các mặt hoạt động của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân. Trong kỳ họp này Quốc hội đã ra Nghị quyết thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi Hiến pháp một cách cơ bản, toàn diện đáp ứng yêu cầu của tình hình kinh tế, xã hội mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Cuối năm 1991 đầu năm 1992 Bản dự thảo Hiến pháp lần ba đã được đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân. Dự thảo Hiến pháp lần 4 hoàn thành và được trình lên Quốc hội khóa VIII, tại kỳ họp thứ XI xem xét. Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi với những chỉnh lý và bổ sung nhất định, ngày 15/4/1992 Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp.
Hiến pháp 1992 gồm Lời nói đầu và 147 điều chia làm 12 chương: Chương I- Chế độ chính trị; Chương II- Chế độ kinh tế; Chương III- Văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ; Chương IV- Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Chương VI- Quốc hội; Chương VII- Chủ tịch nước; Chương VIII- Chính phủ; Chương IX- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Chương X- Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Chương XI- Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô ngày Quốc Khánh; Chương XII- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp. Lời nói đầu của Hiến pháp 1992 về cơ bản cũng giống như lời nói đầu của các Hiến pháp trước, ghi nhận những thành quả của cách mạng Việt Nam và xác định những nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Trong lời nói đầu cũng xác định những vấn đề cơ bản mà Hiến pháp sẽ quy định.
Hiến pháp 1992 đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lịch sử lập hiến ViệtNam. Đây là bản Hiến pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế, từng bước và vững chắc về chính trị. Đây là bản Hiến pháp kế thừa có chắt lọc những tinh hoa của các Hiến pháp 1946; 1959; 1980; đồng thời là bản Hiến pháp vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
Trước tình hình hiện nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những chuyển biến to lớn, sâu sắc và phức tạp. Yêu cầu sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xây dựng và bảo vệ đất nước, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế là hết sức quan trọng
Điều 71 Hiến pháp 1992
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
2. Quyền công dân theo Hiến pháp 1992
Một là, việc chế định quyền con người, quyền công dân được xếp ở chương thứ hai, chỉ sau Chương I Chế độ chính trị
Trong Hiến pháp 1992, chế định này được đặt ở Chương V, sau các chương về chế độ chính trị; chế độ kinh tế; văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ Tổ quốc. Vị trí thứ tự của chế định trong Hiến pháp thể hiện nhận thức của Nhà nước về tầm quan trọng của vấn đề quyền con người, quyền công dân cũng như tầm quan trọng của việc hiến định các quyền này.
Hiến pháp của hầu hết các nước thường đặt chế định quyền con người, quyền công dân ở vị trí ngay sau hoặc gần với chương về chính thể. Bằng cách đó để khẳng định: Nhà nước được lập ra để bảo vệ và thúc đẩy các quyền của công dân, và bản chất của hiến pháp là công cụ tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 1946, 1959 của chúng ta và cả hai hiến pháp năm 1956, 1967 ở miền Nam Việt Nam trước đây cũng theo xu hướng như vậy khi đặt chế định quyền và nghĩa vụ của công dân ở các chương 2 và 3.
Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, việc chế định quyền con người, quyền công dân được đặt ở Chương 2, chỉ sau Chương 1 Chế độ chính trị, xét về hình thức, là phù hợp với cách thức chế định các quyền này của đa số Hiến pháp các nước trên thế giới. Và quan trọng hơn, cách thức chế định như vậy thể hiện bản chất của Hiến pháp là văn bản khế ước gốc giữa Nhà nước và người dân, nhằm thiết lập cơ chế kìm chế quyền lực nhà nước thông qua việc chế định quyền con người, quyền công dân.
Hai là, đã khắc phục được sự nhầm lẫn quyền con người với quyền công dân và cách tiếp cận quyền đã thấm khá sâu vào nội dung, hình thức diễn đạt trong toàn bộ Hiến pháp, mà biểu hiện là đã chuyển được cách thức thức thiết lập quyền từ chỗ quy định dưới dạng Nhà nước“quyết định” quyền cho công dân, sang việc người dân được hưởng các quyền đó một cách mặc nhiên và Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm các quyền con người và quyền công dân.
Ba là, các hiến pháp Việt Nam, đặc biệt Hiến pháp 1992, dành cho quyền con người một khuôn khổ khá rộng lớn với nhiều quyền con người cơ bản mà luật nhân quyền quốc tế và nhiều hiến pháp của các nước trên thế giới đã ghi nhận, trong đó có một số quyền mới.
Bốn là, đã có quy định về việc giới hạn quyền.
Nội dung bài viết:
Bình luận