Điều 64 Luật Chăn nuôi 2018 - Công ty Luật ACC

Chăn nuôi là việc cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tổ chức nuôi gia súc, gia cầm để làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh.

Theo Luật Chăn nuôi năm 2018 (có hiệu lực thi hành từ năm 2020), có hai loại hình chăn nuôi gồm chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại. Trong đó, chăn nuôi nông hộ là chăn nuôi của hộ gia đình, có dưới 10 đơn vị vật nuôi; còn chăn nuôi trang trại là chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh, có từ 10 đơn vị vật nuôi trở lên (đơn vị vật nuôi là đơn vị quy đổi của gia súc, gia cầm theo khối lượng sống, không phụ thuộc vào giống, tuổi và giới tính. Mỗi đơn vị vật nuôi tương đương với 500 kg khối lượng vật nuôi sống).

thagrico-dau-tu-phat-trien-nganh-chan-nuoi-bo-nang-tam-nong-nghiep-viet-nam-1
Điều 64 Luật Chăn nuôi 2018 - Công ty Luật ACC

1.  Quy định về chăn nuôi tại hộ gia đình chi tiết nhất 

Theo Khoản 3 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định:

Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.

Và theo Điểm d Khoản 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP thì chăn nuôi nông hộ có quy mô dưới 10 đơn vị vật nuôi.

Căn cứ Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 thì chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

2. Có bao nhiêu loại quy mô chăn nuôi?

Căn cứ Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 về quy mô chăn nuôi:

“1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:

  1. a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
  2. b) Chăn nuôi nông hộ.
  3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Căn cứ Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi 2018 về quy mô chăn nuôi:

- Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:

  1. a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
  2. b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
  3. c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.

- Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:

  1. a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
  2. b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
  3. c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
  4. d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.

- Quản lý quy mô chăn nuôi được quy định như sau:

  1. a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quản lý theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định này;
  2. b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.

Trường hợp vi phạm, cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải cam kết khắc phục, bảo đảm điều kiện chăn nuôi trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị phát hiện vi phạm và gửi báo cáo kết quả khắc phục đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra thực tế kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ. Tần suất kiểm tra là 03 năm một lần;

  1. c) Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.

- Hệ số đơn vị vật nuôi quy định như sau:

  1. a) Hệ số đơn vị vật nuôi sử dụng làm căn cứ quy đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi;
  2. b) Hệ số đơn vị vật nuôi, công thức chuyển đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

- Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung quy mô chăn nuôi, hệ số đơn vị vật nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Theo đó, quy mô chăn nuôi cơ bản được chia thành 02 loại:

- Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;

- Chăn nuôi nông hộ.

Bên cạnh đó để xác định quy mô chăn nuôi cần dựa vào các nguyên tắc sau: Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm. Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm. Cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.

3. Điều kiện đối với quy mô chăn nuôi trang trại

Căn cứ Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018 về chăn nuôi trang trại:

“1. Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. a) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật này;
  2. b) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
  3. c) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  4. d) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;

đ) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;

  1. e) Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
  2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
  3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.”

Theo đó, chăn nuôi theo quy mô trang trại cần đáp ứng các điều kiện nhất định như vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi; có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi,…

Điều kiện đối với quy mô chăn nuôi nông hộ

Căn cứ Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 về chăn nuôi nông hộ:

“Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
  2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
  3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.”

Như vậy, quy mô chăn nuôi được chia thành 02 loại: Chăn nuôi trang trại (bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ) và chăn nuôi nông hộ. Đối với từng loại quy mô chăn nuôi mà sẽ phải đáp ứng những điều kiện khác nhau được pháp luật quy định cụ thể.

4. Điều 64 Luật Chăn nuôi 2018 - Công ty Luật ACC

Điều 64. Quản lý nuôi chim yến

1. Dẫn dụ chim yến là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để thu hút chim yến về làm tổ trong nhà yến.

2. Hoạt động nuôi chim yến bao gồm dẫn dụ, ấp nở, gây nuôi chim yến và khai thác tổ yến.

3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi chim yến trong vùng nuôi chim yến phải bảo đảm môi trường, tiếng ồn, phòng ngừa dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo