Phân tích Điều 6 Luật Đất đai 2013

Dưới góc độ chính trị- pháp lý, đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia. Nhưng mặt khác, nhà nước là đại diện cho chủ quyền của quốc gia, để bảo vệ chủ quyền đó nhà nước phải luôn luôn thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ đất đai khỏi có sự xâm phạm của bên ngoài và bị kiệt quệ.  Chỉ có dưới chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm được các điều kiện làm cho đất đai ngày càng phát triển được vai trò to lớn của nó. Vì thế, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ của toàn xã hội. Mà trước hết là nhiệm vụ của mọi công dân phải hiểu biết rõ về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai theo pháp luật đất đai. Từ khi ban hành, Luật Đất đai đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, gần đây nhất là Luật Đất đai 2013 đã quy định những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về đất đai tại Điều 6. Trong phạm vi bài viết này, ACC sẽ phân tích Điều 6 Luật Đất đai 2013.

điều 6 Luật đất đai 2013

Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất:

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

1. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật.

  • Nhà nước ban hành luật đất đai
  • Nhà nước thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý đất đai từ trung ương đến địa phương
  • Nhà nước đề ra các chủ trương, quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý

Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp:

  • Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất.
  • Đối vs tổ chức, hộ gd vầ cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả tiền sử dụng đất.
  • Việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác hoặc từ loại đất không thu tiền sang loại đất có thu tiền phải đúng quy hoạch và kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Nhà nước có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện nhận chuyển nhượng đất trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục đích từ loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân khai hoang, phục hóa lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi trọc sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
  • Nghiêm cấm việc mở rộng một cách tùy tiện các khu dân cư từ đất nông nghiệp, hạn chế việc lập vườn từ đất trồng lúa.

Luật đất đai là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội. Đây là các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ về đất đai và tài sản gắn liền với đất. Ngày 29/11/2013, quốc hội đã chính thức thông qua luật đất đai 2013 với 14 chương và 212 điều.

2. Sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm; thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai.

  • Nước ta còn rất lãng phí trong việc khai thác và sử dụng tiềm năng đất đai. Vì vậy, với quá trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lý và tiết kiệm.
  • Cần hiểu việc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm trên tinh thần tận dụng mọi diện tích sẵn có dùng đúng vào mục đích quy định theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
  • Nhà nước khuyến khích các hành vi cải tạo, bồi bổ, đầu tư, làm tăng khả năng sinh lợi của đất.
  • Việc giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên đất nhắc nhở con người biết khai thác nhưng cũng thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai vì mục tiêu trước mắt và vì lợi ích lâu dài.

3. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

  • Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định như sau: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
  • Điều 4 Luật đất đai 2013 về sở hữu đất đai có quy định : “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu”.

Nên nhà nước có đầy đủ quyền năng về sử dụng đất:

  • Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử dụng đất.
  • NN thể hiện quyền năng thông qua xét duyệt và cải tạo sử dụng đất
  • Quy định về hạn mức giao đất, thời hạn sử dụng đất
  • Quyết định cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất
  • Quyết định giá đất: thông qua các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, thuế, các khoản phí và lệ phí từ đất đai. Đây chính là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước .
  • Thừa nhận thị trường bất động sản đồng thời xây dựng một thị trường chính quy nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước

Để hình thành quan hệ pháp luật đất đai, Nhà nước cho phép các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai. Mọi trường hợp sử dụng đất đều phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thông qua quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất hoặc phải được cho phép chuyển quyền sử dụng đất khi đã làm đầy đủ các thủ tục về chuyển quyền. Ngược lại, khi cần thiết phân phối lại đất phù hợp với quy hoạch và nhu cầu sử dụng hoặc để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng, Nhà nước thường thu hồi lại đất đai của các tổ chức và cá nhân. Như vậy, người sử dụng đất sẽ chấm dứt quan hệ đất đai thông qua một quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Những mối quan hệ nêu trên thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong việc thực hiện chế độ quản lý và sử dụng đất đai.

Hy vọng thông qua bài viết này, ACC có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về những nội dung cơ bản của Luật Đất đai 2013. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được tư vấn, hỗ trợ về các vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    T
    Nguyễn Phương Thái
    Tôi muốn xin giấy phép kinh doanh tại Cần Thơ tôi phải làm như thế nào
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, ACC đã gửi mail tư vấn, Anh/Chị kiểm tra mail giúp ACC ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo