Điều 54 Luật đầu tư 2020

Ngày 17/6/2020, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và thay thế Luật Đầu tư 2014. Luật Đầu tư đã chính thức được sửa đổi với nhiều điểm mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút nguồn lực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Bài viết dưới đây của ACC về Điều 54 Luật đầu tư 2020 - Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Luật Đầu tư 2020: Khúc mắc cần giải đáp trong thực thi - Tạp chí Tài chính

Điều 54 Luật đầu tư 2020

I. Nội dung Điều 54 Luật đầu tư 2020 (Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện)

Điều 54. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

1. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:

a) Ngân hàng;

b) Bảo hiểm;

c) Chứng khoán;

d) Báo chí, phát thanh, truyền hình;

đ) Kinh doanh bất động sản.

2. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài trong ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

II. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài

Đối với những dự án đầu tư ra nước ngoài, Nhà nước đã đưa ra những quy định về kiểm soát dự án ngay từ giai đoạn đầu. Trong một số trường hợp, việc tiến hành dự án cần có sự chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước. Nội dung này được quy định tại Điều 56 Luật Đầu tư 2020 như sau:

- Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án:

+ Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên.

+ Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Trừ các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

+ Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên.

+ Dự án đầu tư không thuộc trường hợp trên nhưng có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

Các dự án đầu tư không thuộc các trường hợp trên không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Những yêu cầu đặt ra với các dự án thông thường được đơn giản hơn khi không phải thông qua bước chấp thuận của cơ quan nhà nước nhưng các quyết định đầu tư ra nước ngoài phải tuân theo pháp luật liên quan.

Theo đó, Điều 59 Luật Đầu tư 2020 về quyết định đầu tư ra nước ngoài quy định:

- Đối với hoạt động đầu tư được thực hiện bởi doanh nghiệp nhà nước, việc quyết định đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện theo quy định chặt chẽ của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ quyết định đầu tư ra nước ngoài theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư.

- Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài khác, (không phải dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước) sẽ do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Bản thân nhà đầu tư sẽ tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư ra nước ngoài của mình.

III. Điều kiện được cấp phép đầu tư ra nước ngoài

Điều kiện được cấp phép đầu tư ra nước ngoài có thể hiểu là điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 60 Luật Đầu tư 2020. Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Theo Điều 51 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư 2020, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Thứ hai, không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.

Thứ ba, nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.

Thứ tư, có quyết định đầu tư ra nước ngoài (theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư 2020).

Thứ năm, có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Điều 54 Luật đầu tư 2020. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Điều 54 Luật đầu tư 2020, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo