Điều 52 Luật Thương mại 2005 chi tiết - Công ty Luật ACC

Luật Thương mại là lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm quy định quy chế thương nhân, điều chỉnh hoạt động thương mại của thương nhân và vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại của họ. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến Điều 52 Luật Thương mại 2005. 

Giấy Phép Kinh Doanh Thương Mại điện Tử

Căn cứ pháp lý 

Luật Thương mại 2005

1. Luật thương mại là gì ? 

Luật thương mại là tổng thể các quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Vì sao cần có Luật thương mại ? 

Từ rất lâu đã có một ngành luật riêng cho hoạt động thương mại. Ở Pháp, dưới thời quân chủ, người ta đã thấy có những luật lệ riêng cho thương nhân và thương vụ ( xem dụ về thương mại tháng Ba 1673 và dụ về hằng hải tháng Tam 1681).

Sự tồn tại song song của hai ngành luật dân sự và luật thương mại không có trong " luật tập quán" ở một số nước như Anh, là nơi người ta đã phê phán nó như là nguồn gốc của những sự rắc rối không cần thiết. Tuy nhiên có thể biện minh cho sự hiện diện của hai ngành luật này bằng sự cần thiết của thực tiễn

- Trong những quan hệ giữa các nhà kinh doanh với nhau , họ phải quyết định nhanh chóng do đó những quy định pháp luật áp dụng cho họ phải giản đơn ; việc chúng minh trong các hợp đồng cần dễ dàng và trong trường hợp có tranh chấp thì cần có một cơ quan tài phán chuyên trách thông thạo công việc và xét xử theo những thủ tục ít công thức

-Những quan hệ giao dịch cũng cần được thực hiện nghiêm ngặt: Một chủ ngân hàng cho một doanh nhân váy thì phải cầm chắc sẽ được trả vào đúng ký hạn. Và khi một thương nhân bị thất bại trong công việc thì cần áp dụng một trình tự tố tụng cương quyết

- Việc công khai hóa càng cần thiết kinh doanh để làm sao có thể dễ dàng biết được tình hinh tài chính của một doanh nghiệp cùng với khoản tín dụng (Do đó có thể thức đăng ký kinh doanh,chế độ đăng báo các văn bản thành lập công ty , các vụ bán hoặc thế chấp những cơ sở kinh doanh).

- Cuối cùng, nếu như những quy phạm pháp luật thương mại được áp dụng chung cho số đông các quốc gia thì càng bảo đảm an toàn cho các giao dịch thương mại quốc tế ; vì vậy, một luật đồng nhất về hối đoái đã được nhiều Nhà nước áp dụng

3. Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại. 

 Luật thương mại có phạm vi điều chỉnh, chính là:

- Các hoạt động của thương nhân như: đầu tư, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.

- Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như: Đăng ký kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, thương mại; giải thể và phá sản doanh nghiệp.

4. Nội dung Điều 52 Luật thương mại 2005. 

Điều 52. Xác định giá

Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.

5. Phương pháp xác định giá. 

– Trường hợp hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng đáng kể, giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường quy định.

– Trong trường hợp không có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc trong trường hợp việc bán trong nước đó không cho phép việc so sánh hợp lý do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng không đáng kể thì giá thông thường được xác định theo một trong các cách sau đây:

+ Giá xuất khẩu của hàng hóa tương tự sang một nước thứ ba thích hợp với điều kiện giá xuất khẩu đó mang tính đại diện;

+ Cơ quan điều tra tự xây dựng dựa trên giá thành hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý dựa trên từng công đoạn từ khâu sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba.

– Khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu quy định được coi là đáng kể nếu chiếm ít nhất 5% tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu sang Việt Nam. Cơ quan điều tra có thể xem xét tỷ lệ thấp hơn với điều kiện có chứng cứ cho thấy tỷ lệ đó vẫn đủ lớn để tiến hành so sánh một cách hợp lý.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Điều 52 Luật Thương mại 2005 ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo