Điều 5 Luật phòng cháy chữa cháy quy định những gì? Nội dung của Điều 5 Luật phòng cháy chữa cháy là gì? Nếu bạn đang thắc mắc về nội dung trong Điều 5 Luật phòng cháy chữa cháy thì bài viết này là dành cho bạn.
Điều 5 Luật phòng cháy chữa cháy
1. Phòng cháy chữa cháy là gì? Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là gì?
Phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật. Có liên quan tới việc loại trừ; hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ; hỏa hoạn; đồng thời nhanh chóng dập tắt khi đám cháy xảy ra; ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản.
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy hay còn gọi là Giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện PCCC theo quy định của pháp luật. Đây là giấy phép con phổ biến được quy định về giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy; là một trong những điều kiện bắt buộc khi chủ đầu tư, chủ phương tiện thực hiện các thủ tục hành chính; liên quan đến hoạt động xin phép xây dựng, xin phép chế tạo hoặc hoán cải một số phương tiện.
2. Điều 5 Luật phòng cháy chữa cháy
Điều 5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
3. Mục tiêu của phòng cháy chữa cháy ?
Mỗi tổ chức, cá nhân cần ý thức được tầm quan trọng của việc phòng cháy chữa cháy trong cuộc sống hàng ngày chứ không chỉ phó mặc trách nhiệm cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Cụ thể, trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của từng đối tượng như sau:
Đối với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng cháy chữa cháy cho người dân, hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn quản lý, xử lý đám cháy nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả ngay khi nhận được tin báo cháy.
Đối với các cơ quan, tổ chức: Người quản lý phải có trách nhiệm đứng ra phổ biến kiến thức về phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan, tổ chức, duy trì hoạt động của đội phòng cháy chữa cháy nội bộ theo quy định pháp luật, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy phòng cháy chữa cháy, luôn đảm bảo ngân sách đủ đáp ứng cho công tác phòng cháy chữa cháy được vận hành hiệu quả nhất.
Đối với các hộ gia đình: Mỗi hộ dân cần nắm được phòng cháy chữa cháy là gì, có ý thức chủ động hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy nổ, trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên dụng trong nhà và phối hợp hiệu quả với các lực lượng phòng cháy chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra.
4. Mức xử phạt vi phạm hành chính khi để xảy ra cháy, nổ là bao nhiêu?
Đối với mức xử phạt hành chính khi để xảy ra cháy, nổ thì tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
Bài viết trên đã cung cấp những nội dung chi tiết và cụ thể về Điều 5 Luật phòng cháy chữa cháy, nếu còn những thắc mắc về Điều 5 Luật phòng cháy chữa cháy, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được hỗ trợ và tư vấn.
Nội dung bài viết:
Bình luận