Tìm hiểu về điều 49 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nhất
Author

Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (PCBTN) được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2008. Với tính chất là một đạo luật chuyên ngành, Luật PCBTN đã bao quát đầy đủ các nội dung liên quan đến phòng, chống bệnh truyền nhiễm, tao cơ sở pháp lý quan trong cho cuộc đấu tranh phòng, chống đại dịch COVID-19 ở nước ta hiện nay. Trong bài viết này ACC sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về điều 49 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nhất

Tìm Hiểu Về điều 49 Luật Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Mới Nhất

Tìm hiểu về điều 49 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nhất

1. Nội dung Điều 49 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm

Điều 49 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 có nội dung như sau:

Điều 49. Tổ chức cách ly y tế

1. Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.

2. Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.

3. Cơ sở y tế trong vùng có dịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cách ly theo chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo chống dịch. Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở y tế thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ

2. Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm A

Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm:

– Bệnh bại liệt;

– Bệnh cúm A-H5N1;

– Bệnh dịch hạch;

– Bệnh đậu mùa;

– Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg);

– Bệnh sốt Tây sông Nin (Nile);

– Bệnh sốt vàng;

– Bệnh tả;

– Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

– Bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra (hay thường được gọi là Covid-19) được bổ sung theo Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020.

3. Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B

Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm:

– Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno);

– Bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

– Bệnh bạch hầu;

– Bệnh cúm;

– Bệnh dại;

– Bệnh ho gà;

– Bệnh lao phổi;

– Bệnh do liên cầu lợn ở người;

– Bệnh lỵ A-míp (Amibe);

– Bệnh lỵ trực trùng;

– Bệnh quai bị;

– Bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue);

– Bệnh sốt rét;

– Bệnh sốt phát ban;

– Bệnh sởi;

– Bệnh tay-chân-miệng;

– Bệnh than;

– Bệnh thủy đậu;

– Bệnh thương hàn;

– Bệnh uốn ván;

– Bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon);

– Bệnh viêm gan vi rút;

– Bệnh viêm màng não do não mô cầu;

– Bệnh viêm não vi rút;

– Bệnh xoắn khuẩn vàng da;

– Bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);

– Bệnh do vi rút Zika được bổ sung theo Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016;

– Bệnh đậu mùa khỉ được bổ sung theo Điều 1 Quyết định 3044/QĐ-BYT năm 2022.

4. Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm C

Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm:

– Bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia);

– Bệnh giang mai;

– Các bệnh do giun;

– Bệnh lậu;

– Bệnh mắt hột;

– Bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans);

– Bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia);

– Bệnh phong;

– Bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo);

– Bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes);

– Bệnh sán dây;

– Bệnh sán lá gan;

– Bệnh sán lá phổi;

– Bệnh sán lá ruột;

– Bệnh sốt mò;

– Bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia);

– Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta);

– Bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas);

– Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm;

– Bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie);

– Bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia);

– Bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.

5. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Điều 5 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm như sau:

- Ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng.

- Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế.

- Hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm do rủi ro nghề nghiệp và trong các trường hợp cần thiết khác.

- Hỗ trợ thiệt hại đối với việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

- Huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Trên đây là bài viết Tìm hiểu về điều 49 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nhất. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (2.614 lượt)

    Liên hệ với chúng tôi

    Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay

    tu-van-vien-2

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần báo phí không được để trống

    Bài viết liên quan:

    44-4

    Cách kiểm tra mã số doanh nghiệp chi tiết

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Khi bạn bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam, một trong những khía cạnh quan trọng là thủ tục thành lập ...

    Lượt xem: 3.058

    45-7

    Kiểm tra mã số đồng hồ Rolex

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Có thể thấy, với những phiên bản thiết kế mới nhất của thương hiệu đồng hồ Rolex thường thể hiện ...

    Lượt xem: 2.960

    47-7

    Kiểm tra mã số bằng đại học thật giả online

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Trong chiều ngày 26/12/2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức một sự ...

    Lượt xem: 2.366

    48-5

    Cách tra mã số vụ án nhanh nhất hiện nay

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Trong xã hội pháp luật, việc tiếp cận thông tin về quyết định của Tòa án là một yếu tố quan trọng ...

    Lượt xem: 2.341

    49-6

    Tra mã số vợt Yonex phân biệt thật giả

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Vợt cầu lông Yonex là chiếc vợt đến từ thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, với những đặc tính ...

    Lượt xem: 1.798

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo
    Chat Ngay
    Hotline Tổng đài WhatsApp Zalo báo giá' Chat Zalo