Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 được Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015 gồm 9 Phần, 36 Chương, 510 Điều, có hiệu lực thi hành từ kể ngày 01 tháng 7 năm 2016. Mời bạn tham khảo bài viết sau để biết thêm về: Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 .
Phối hợp hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
Điều 38 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

1. Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực khi nào?

Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 được Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015 gồm 9 Phần, 36 Chương, 510 Điều, có hiệu lực thi hành từ kể ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Bộ luật Tố tụng hình sự với 510 điều chia làm 9 phần, 36 chương; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Theo đó BLTTHS số 19/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày BLTTHS năm 2015 có hiệu lực; Bộ luật TTHS 2015 cũng đã bãi bỏ quy định về việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa tại khoản 3 và khoản 4 Điều 27 của Luật luật sư số 65/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 20/2012/QH13.
BLTTHS năm 2015 có nhiều quy định mới (số điều luật tăng thêm 154 điều, bổ sung 176 điều mới, sửa đổi 317 điều, giữ nguyên 17 điều, bãi bỏ 26 điều) với một số vấn đề chính sau đây:- Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính tư pháp; tăng quyền, trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán.- Mở rộng diện người tham gia tố tụng; bổ sung diện người tham gia tố tụng, một số cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra; quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.- Bổ sung quyền của những người tham gia tố tụng theo hướng mở rộng hơn diện người tham gia tố tụng- Điều chỉnh khái niệm chứng cứ, nguồn, thu thập chứng cứ; xử lý chặt chẽ hơn về vật chứng.Ngoài ra, BLTTHS năm 2015 cũng quy định về rút ngắn thời hạn tạm giam, việc gia hạn tạm giam cùng nhiều bổ sung về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án hình sự...Theo Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội khóa XIII (NQ 110/2015), kể từ ngày 01/7/2016 thì BLTTHS năm 2015 có hiệu lực:

1. Đối với những vụ án do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án đang thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự số 19/2003/QH11 (sau đây gọi là BLTTHS năm 2003) nhưng đến ngày 01/7/2016 chưa kết thúc thì thẩm quyền giải quyết tiếp tục được áp dụng theo quy định của BLTTHS năm 2003 cho đến khi kết thúc vụ án, còn các vấn đề khác được thực hiện theo quy định của BLTTHS năm 2015.

2. Đối với những tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đang trong quá trình kiểm tra, xác minh nhưng đến ngày 01/7/2016 chưa kết thúc thì thời hạn giải quyết được tính theo thời hạn của BLTTHS năm 2015.

3. Đối với những bị can, bị cáo đang bị tạm giam theo quy định của BLTTHS năm 2003 nhưng đến ngày 01/7/2016 không được tạm giam theo quy định của BLTTHS năm 2015 hoặc thời hạn tạm giam vượt quá thời hạn theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì Viện Kiểm sát, Tòa án quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đang áp dụng hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của BLTTHS năm 2015.

4. Đối với những vụ án hình sự do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đang tiến hành điều tra nhưng đến ngày 01/7/2016 chưa kết thúc điều tra thì thời hạn điều tra được thực hiện theo quy định của BLTTHS năm 2015.

5. Đối với những vụ án hình sự đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn nhưng đến ngày 01/7/2016 chưa kết thúc điều tra, chưa quyết định việc truy tố hoặc chưa đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm thì thời hạn điều tra, truy tố, xét xử được tính theo thời hạn của BLTTHS năm 2015.

Đối với những bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị trước ngày 01/7/2016 và thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 456 của BLTTHS năm 2015 nhưng kể từ ngày 01/7/2016 mới xét xử thì áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của BLTTHS năm 2015 để giải quyết.

6. Đối với những vụ án hình sự đã xét xử sơ thẩm theo quy định tại BLTTHS năm 2003 mà có kháng cáo, kháng nghị trước ngày 01/7/2016 nhưng kể từ ngày 01/7/2016 mới xét xử phúc thẩm thì áp dụng BLTTHS năm 2015 để giải quyết.

Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại BLTTHS năm 2003 mà có kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa giải quyết hoặc kể từ ngày 01/7/2016 mới có kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng BLTTHS năm 2015 để giải quyết.

7. Đối với những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận người bào chữa theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì người bào chữa tiếp tục sử dụng cho đến khi kết thúc việc bào chữa.

8. Tòa án tiếp tục áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về án phí, lệ phí Tòa án và các chi phí tố tụng khác cho đến khi có quy định mới của cơ quan có thẩm quyền.

2. Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm tra viên

1. Thẩm tra viên được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Thẩm tra hồ sơ vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án;

b) Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án hoặc Phó Chánh án Tòa án;

c) Thẩm tra viên giúp Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án hoặc Phó Chánh án Tòa án.

2. Thẩm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án, Phó Chánh án Tòa án về hành vi của mình.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra là quy định mới tại Điều 38 BLTTHS năm 2015, theo sự phân công của Điều tra viên: ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự; Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác. Cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên về hành vi của mình.

Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra tiến hành hoạt động điều tra theo thời hạn điều tra được quy định tại Điều 172 BLTTHS năm 2015: không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; trường hợp cần gia hạn điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát chậm nhất 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra; việc gia hạn điều tra cũng được quy định rất chặt chẽ .

Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra là thực hiện những hoạt động không phức tạp, mang tính chất trợ giúp cho Điều tra viên trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

Trên đây là một số thông tin về Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (718 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo