Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015

Trong đời sống hiện nay, quan hệ cho vay tài sản giữa các chủ thể là một mối quan hệ rất phổ biến và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc cho vay tài sản đáp ứng được nhu cầu của bên vay cũng như tạo ra lợi ích nhất định thuộc về bên cho vay. Pháp luật Việt Nam quy định về hợp đồng vay tài sản tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015. Vậy, quy định cụ thể tại Điều khoản này là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để có thể được giải đáp một cách chi tiết và hiểu rõ hơn về hợp đồng vay tài sản.

Hợp đồng Vay Tài Sản

1. Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào?
Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 đưa ra khái niệm về hợp đồng vay tài sản: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
2. Phân biệt "vay" tài sản và "mượn" tài sản.
Trong ngôn ngữ hàng ngày, khái niệm “vay” và “mượn” rất dễ bị nhầm lẫn khi cùng nói về mối quan hệ trong đó một bên giao tài sản cho bên còn lại và khi đến hạn thì sẽ hoàn trả lại tài sản đó. Tuy nhiên, hai khái niệm này có sự khác biệt với nhau và được pháp luật quy định thành hai điều luật riêng là Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản và Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng mượn tài sản.
Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa “vay” và “mượn” tài sản là đối tượng của hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Đối với hợp đồng vay tài sản, tài sản được trả lại không nhất thiết phải là tài sản chính xác như ban đầu mà có thể là tài sản tương tự, tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng, có thể là tài sản tiêu hao hoặc không tiêu hao. Bên vay khi đến hạn hoàn trả có phát sinh nghĩa vụ trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Và bên vay có quyền sở hữu đối với tài sản vay.
  • Đối với hợp đồng mượn tài sản, mượn tài sản nào thì phải trả lại tài sản đó như ban đầu và tài sản là tài sản không tiêu hao. Bên mượn khi đến hạn hoàn trả trả không phải trả lãi và họ cũng chỉ có quyền sử dụng sau khi nhận tài sản mượn chứ không phải quyền sở hữu tài sản.
3.  Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản.
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 có thể nhận thấy hợp đồng vay tài sản tồn tại dưới dạng hợp đồng đơn vụ, theo đó bên vay có nghĩa vụ hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và lãi suất nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù, nếu hợp đồng vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù.
Hợp đồng vay còn là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy, bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng.
4.  Đối tượng của hợp đồng vay tài sản.
Từ định nghĩa về hợp đồng vay tài sản tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 cho thấy đối tượng của hợp đồng vay tài sản là tài sản.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Trong hợp đồng vay, nghĩa vụ của bên vay là hoàn trả lại cho bên cho vay tài sản cùng loại, theo đúng số lượng, chất lượng khi đến thời hạn trả. Vật cùng loại được định nghĩa tại Điều 113 Bộ luật Dân sự 2015 là vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng đơn vị đo lường trong khi đó, bất động sản theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 là những vật đặc định, vì thế không thể trả lại một bất động sản cùng loại với bất động sản đã vay. Do đó, đã loại bỏ đối tượng bất động sản trong hợp đồng vay tài sản.
Trên thực tế, đối tượng hợp đồng vay tài sản thường là một khoản tiền vì tiền rất dễ cho việc trao đổi mua bán, đáp ứng như cầu của các bên cũng như tiện lợi hơn cho việc thanh toán khi đến hạn. Ngoài tiền thì một số loại tài sản phổ biến thường được sử dụng làm tài sản vay như vàng, kim khí, đá quý,…
5.  Hình thức của hợp đồng vay tài sản.
Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng vay tài sản, theo đó hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Từ đó có thể suy ra, hình thức của hợp đồng vay tài sản là hình thức của giao dịch dân sự nói chung theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015.
Hình thức của hợp đồng vay tài sản có thể bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể hoặc thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu. Hình thức của hợp đồng rất đa dạng, phong phú tạo điều kiện cho các bên tham gia có thể thỏa thuận hình thức phù hợp và thuận tiện nhất cho giao dịch của mình.
Thông thường, hợp đồng vay tài sản thường được giao kết phổ biến dưới hai hình thức là bằng văn bản hoặc bằng lời nói.
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản.
Căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015, bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay. Từ đó phát sinh quyền sở hữu của bên vay đối với tài sản. Bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên vay có nghĩa vụ hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khi đến hạn trả.
7.  Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản.
Lãi suất trong hợp đồng vay được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Khi các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là căn cứ để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng vay tài sản. Bên cho vay được bảo đảm quyền lợi về mục đích sinh lời khi cho vay tài sản của mình còn bên vay được đảm bảo được tính lãi suất đúng theo quy định của pháp luật mà không bị cho vay nặng lãi.
        Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa ra quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng vay tài sản, tạo căn cứ vững chắc cho quy định của pháp luật Việt Nam cũng như giúp người dân có thể hiểu rõ hơn về khái niệm của loại hợp đồng này để giao kết đúng hợp đồng, đạt được mục đích giao kết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến hợp đồng vay tài sản cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.
 
 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo