Ngày 14/6/2019, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIV đã thông qua Luật Thi hành án hình sự, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất...; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự, biện pháp tư pháp. Sau đây hãy cùng ACC tìm hiểu về Điều 45 Luật thi hành án hình sự 2019 thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn tham khảo.
1. Luật thi hành án hình sự 2019
Luật thi hành án hình sự 2019 có 207 điều, được quy định thành 16 chương, cụ thể như sau:
- Chương I (Những quy định chung) có 10 điều, từ Điều 1 đến Điều 10.
- Chương II (Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự) có 11 điều, từ Điều 11 đến Điều 21.
- Chương III (Thi hành án phạt tù), có 55 điều, được chia thành 04 mục, cụ thể như sau:
+ Mục 1 (Thủ tục thi hành án và chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân) có 26 điều, từ Điều 22 đến Điều 47.
+ Mục 2 (Chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân) có 09 điều, từ Điều 48 đến Điều 56.
+ Mục 3 (Tha tù trước thời hạn có điều kiện) có 15 điều, từ Điều 58 đến Điều 72.
+ Mục 4 (Quy định đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi) có 4 điều, từ Điều 73 đến Điều 76.
- Chương IV (Thi hành án tử hình) có 07 điều, từ Điều 77 đến Điều 83.
- Chương V (Thi hành án treo, án phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ) có 23 điều, được chia thành 03 mục, cụ thể như sau:
+ Mục 1 (Thi hành án treo) có 11 điều, từ Điều 84 đến Điều 94.
+ Mục 2 (Thi hành án phạt cảnh cáo) có 01 điều (Điều 95).
+ Mục 3 (Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ) có 11 điều, từ Điều 96 đến Điều 106.
- Chương VI (Thi hành án phạt cấm cư trú, quản chế) có 11 điều, được chia thành 02 mục, cụ thể như sau:
+ Mục 1 (Thi hành án phạt cấm cư trú) có 05 điều, từ Điều 107 đến Điều 111.
+ Mục 2 (Thi hành án phạt quản chế) có 06 điều, từ Điều 112 đến Điều 145.
- Chương VII (Thi hành án phạt trục xuất) có 07 điều, từ Điều 118 đến Điều 124.
- Chương VIII (Thi hành án phạt tước một số quyền công dân), có 04 điều, từ Điều 125 đến Điều 128.
- Chương IX (Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định) có 03 điều, từ Điều 129 đến Điều 131.
- Chương X (Thi hành biện pháp tư pháp) có 26 điều, được chia thành 03 mục, cụ thể như sau:
+ Mục 1 (Quy định chung về thi hành biện pháp tư pháp), có 04 điều, từ Điều 132 đến Điều 135.
+ Mục 2 (Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh) có 05 điều, từ Điều 136 đến Điều 140.
+ Mục 3 (Thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng) có 45 điều, từ Điều 141 đến Điều 157.
- Chương XI (Thi hành án đối với pháp nhân thương mại) có 09 điều (từ Điều 158 đến Điều 166).
- Chương XII (Kiểm sát thi hành án hình sự) có 03 điều, từ Điều 167 đến Điều 169.
- Chương XIII (Bảo đảm điều kiện cho hoạt động thi hành án hình sự) có 06 điều, từ Điều 450 đến Điều 455.
- Chương XIV (Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự) có 18 điều, được chia thành 02 mục, cụ thể như sau:
+ Mục 1 (Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự) có 13 điều, từ Điều 456 đến Điều 145.
+ Mục 2 (Tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án hình sự) có 04 điều, từ Điều 190 đến Điều 193.
- Chương XV (Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong quản lý công tác thi hành án hình sự) có 10 điều, từ Điều 194 đến Điều 205.
- Chương XVI (Điều khoản thi hành) có 02 điều, Điều 206 và Điều 207.
2. Thi hành án hình sự là gì?
Thi hành án hình sự là thi hành những bản án hình sự và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định về những bản án, quyết định được thi hành, cụ thể như sau:
"Điều 2. Bản án, quyết định được thi hành
1. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.
2. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Quyết định của Tòa án tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết định của Tòa án chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài.
4. Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại trường giáo dưỡng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra đối với pháp nhân thương mại thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án hình sự".
Thi hành án hình sự về bản chất là hoạt động của Nhà nước, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm thực thi các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp Nhà nước theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ. Tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân đều có nghĩa vụ phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành.
3. Điều 45 Luật thi hành án hình sự 2019
Điều 45 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về Tái hòa nhập cộng đồng. Cụ thể:
1. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bao gồm:
a) Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý;
b) Định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm;
c) Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.
2. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng bao gồm:
a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp;
b) Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp sau đây:
a) Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng;
b) Dạy nghề, giải quyết việc làm;
c) Trợ giúp về tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý;
d) Các biện pháp hỗ trợ khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
4. Một số bất cập, hạn chế của Luật thi hành án hình sự 2010
Trong công tác thi hành Luật thi hành án hình sự 2010 đã gặp nhiều bất cập do đó ngày 14/6/2019 quốc hội đã thông qua Luật thi hành án hình sự 2019 nhằm thay thế cho bộ luật 2010. Sau đây là những bất cập của Luật thi hành án hình sự 2010:
Một là, cụ thể hóa các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 trong Luật Thi hành án hình sự
Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Hiến pháp mới với những quy định tiến bộ theo hướng bảo vệ, đề cao quyền con người, trong đó, có quy định mang tính nguyên tắc: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013)”. Chương II Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; trong đó có nhiều nội dung liên quan đến người đang chấp hành án hình sự. Do vậy, cần thiết phải sửa đổi các quy định của Luật Thi hành án hình sự để cụ thể hóa các quy định Hiến pháp năm 2013 nhằm bảo đảm thực thi quyền của người đang chấp hành án.
Hai là, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, cụ thể là giữa Luật Thi hành án hình sự với Bộ luật Hình sự và các đạo luật khác có liên quan
Từ khi Luật Thi hành án hình sự năm 2010 có hiệu lực thi hành, Nhà nước ta đã ban hành nhiều bộ luật, luật để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 có liên quan trực tiếp đến công tác thi hành án hình sự như: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2045) và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại; quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2045) đã sửa đổi quy định liên quan đến hình phạt cải tạo không giam giữ, án treo và các quy định có liên quan đến biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn... Vì vậy, cần phải sửa đổi Luật Thi hành án hình sự năm 2010 để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Ba là, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện Luật Thi hành án hình sự năm 2010
Qua 08 năm triển khai thi hành Luật Thi hành án hình sự năm 2010 cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực cũng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, bất cập như:
- Chưa quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, gây lúng túng trong công tác áp dụng như quyền được hưởng các chế độ, chính sách đối với những phạm nhân được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc những quyền khác có liên quan;
- Chưa quy định cụ thể về đồ vật cấm mang vào trại giam; công tác quản lý, bàn giao hồ sơ phạm nhân cũng còn nhiều bất cập trong thực tiễn thi hành;
- Chưa quy định cơ quan có trách nhiệm áp giải, bàn giao phạm nhân là người nước ngoài có quyết định của Tòa án nhân dân có thẩm quyền chuyển giao về nước mà người đó là công dân để tiếp tục chấp hành bản án, chưa quy định việc gửi quyết định hoãn chấp hành án phạt tù cho Uỷ ban nhân dân cấp xã (cơ quan có nhiệm vụ quản lý người được hoãn chấp hành án)nơi người được hoãn chấp hành án về cư trú;
- Chưa quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định trong trường hợp người được hoãn chấp hành án do bị bệnh nặng khi sức khỏe phục hồi nên rất lúng túng khi giải quyết các trường hợp này trong thực tiễn;
- Chưa quy định việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo bố, mẹ vào trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; vướng mắc trong công tác bố trí giam giữ riêng đối với những đối tượng đặc biệt như người đồng tính, người chuyển giới, người chưa xác định được giới tính;
- Còn thiếu quy định về tiêu chuẩn chế độ ăn, mặc đối với con dưới 36 tháng tuổi, chế độ chăm sóc, khám chữa bệnh cho đối tượng này; chưa có quy định cụ thể giải quyết trục xuất đối với các trường hợp người nước ngoài chưa thực hiện xong hình phạt tiền hoặc nghĩa vụ bồi thường dân sự nên khó khăn trong thực hiện xuất cảnh khỏi Việt Nam...
Vì những lý do trên, để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục những khó khăn, bất cập trong thực tiễn thi hành án hình sự những năm qua thì việc sửa đổi Luật Thi hành án hình sự năm 2010 là rất cần thiết.
Trên đây là bài viết về Điều 45 Luật thi hành án hình sự 2019 mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận